Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Việc điều trị cần được thực hiện nhanh chóng trước khi các biến chứng xảy ra. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản là công đoạn quan trọng của các y bác sĩ.
Tại sao cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản?
Viêm phế quản gây ra nhiều triệu chứng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người già. Để điều trị bệnh này được hiệu quả nhất, các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được lập ra và thực hiện.
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc bị viêm nhiễm bởi nhiều nguyên nhân. Căn bệnh này tồn tại theo hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản xuất phát từ các bệnh lý hô hấp hoặc yếu tố môi trường (khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,..).
Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh nhân có thể khỏi bệnh nếu được điều trị kịp thời. Ngược lại, bệnh sẽ diễn biến xấu và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này các triệu chứng có thể tái phát trong thời gian dài.
Một số biến chứng do viêm phế quản bao gồm: Viêm phổi, suy hô hấp, tim mach,… Điều này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cần được thực hiện nhanh chóng.
Lợi ích của việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản
Viêm phế quản là một căn bệnh không hề đơn giản khi nó có thể gây ra các tác động xấu đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ đưa ra các kế hoạch để chăm sóc, điều trị cho nhóm bệnh nhân này.
- Việc lập kế hoạch giúp các bác sĩ khai thác được nguyên nhân gây ra bệnh. Như đã đề cập ở phần trước, viêm phế quản xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và tác động môi trường. Hiểu rõ nguồn gốc của bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.
- Mọi căn bệnh đều được chữa trị theo một phác đồ riêng. Thực hiện chăm sóc người bệnh viêm phế quản có kế hoạch sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Mặt khác, các kế hoạch trước sẽ là tiền đề cho các bệnh nhân khác sau này.
- Trong một số trường hợp, các loại thuốc đặc trị được chỉ định không phù hợp với bệnh nhân. Nhờ việc chăm sóc có kế hoạch, nguyên nhân của việc này được tìm ra và thay thế bằng phương pháp hiệu quả hơn.
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản một cách chi tiết giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả bác sĩ và bệnh nhân. Tuân thủ kế hoạch là một cách điều trị bệnh nhanh nhất.
Các bước cần thực hiện khi lập kế hoạch
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, về cơ bản, kế hoạch này cần đưa ra mục tiêu cơ bản và hiệu quả trong điều trị. Việc này cần được thực hiện một cách chi tiết để hạn chế nguy cơ biến chứng xảy ra.
Quy trình các bước
Theo bác sĩ chuyên khoa, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản được thực hiện theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Khai thác tiền sử bệnh lý
Việc đầu tiên trong quá trình điều trị viêm phế quản theo phác đồ là khai thác tiền sử bệnh lý. Các bác sĩ sẽ tiến hành yêu cầu bệnh nhân trả lời các câu hỏi để nắm được các thông tin ban đầu về nguyên nhân gây viêm phế quản.
- Người bệnh có đang bị cảm cúm, viêm họng,… hay không?
- Bệnh nhân có dấu hiệu của viêm phế quản từ bao giờ?
- Bệnh nhân sống ở môi trường như thế nào (ô nhiễm, hóa chất,…)?
- Người bệnh có tiền sử mắc bệnh mãn tính nào không?
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thành phần thuốc nào không?
Bước 2: Quan sát các triệu chứng lâm sàng
Thông qua các dữ liệu đã được cung cấp bởi bệnh nhân, bác sĩ bắt đầu quan sát các triệu chứng lâm sàng. Việc này giúp bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào.
- Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân có triệu chứng sổ mũi, ho khan theo cơn, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng.
- Giai đoạn nặng: Bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, ho nhiều hơn kèm đờm xanh (trên 3 tuần).
Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm
Khi đã được xác định lâm sàng, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất. Bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm dịch trong cổ họng (đờm)
- Chụp X-quang phổi
Bước 4: Phương hướng điều trị
Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ phân tích các chỉ số, thông báo kết quả chẩn đoán chính xác. Sau đó, các phương pháp và kế hoạch chăm được đưa ra để bắt đầu quá trình điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo các chỉ dẫn từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, tư thế nằm, vệ sinh răng miệng,…
Áp dụng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản
Sau khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản chi tiết, bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng và bám sát các mục tiêu. Để kế hoạch được hoàn thành nhanh chóng và thành công, người bệnh cần có tinh thần lạc quan và hợp tác trong mọi trường hợp.
- Thực hiện các kỹ thuật y tế trong việc vệ sinh khoang miệng, chỉ dẫn chi tiết về thuốc đặc trị (liều dùng, thời điểm uống thuốc).
- Theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc và hiệu quả của thuốc bằng các kiểm tra hàng ngày.
- Tập trung theo dõi các diễn biến của triệu chứng và ghi chép theo ngày.
- Thay đổi phương án chữa trị nếu tình hình bệnh nhân không khả quan. Luôn đưa ra ít nhất hai phương án trong kế hoạch để việc thực hiện được kịp thời.
- Việc sử dụng kháng sinh và các can thiệp khác cần lưu ý tránh biến chứng xảy ra đến mức tối đa.
Xem thêm:
- Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá có nên hay không?
- Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?
Bài viết trên đây đã tóm lược về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản. Người bệnh có thể tham khảo để hiểu rõ và hợp tác điều trị. Qua đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi luôn được điều trị một cách khoa học và có liệu trình.