Khung nắn chỉnh cột sống là thiết bị hỗ trợ cải thiện chức năng cột sống, điều trị các bệnh lý về xương khớp và ngăn tình trạng xương khớp bị biến dạng. Khung nắn chỉnh cột sống có tốt không? Có bao nhiêu loại? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Tác dụng khung nắn chỉnh cột sống
Bệnh xương khớp là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao, thời gian điều trị dài. Chính vì vậy, nhằm cải thiện hiệu quả chữa bệnh, nhiều người đã tìm đến phương pháp vật lý trị liệu bằng khung nắn chỉnh cột sống. Những tác dụng nổi bật của thiết bị này kể đến như:
- Định hình cột sống giúp cột sống trở về hình dáng bình thường.
- Giảm cơn đau và áp lực lên cột sống thắt lưng, cột sống cổ.
- Hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, đưa máu đến các tứ chi, giảm triệu chứng tê bì khó chịu.
- Hỗ trị điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống.
- Điều chỉnh tư thế cột sống.
- Cải thiện tình trạng căng cơ, đau nhức cột sống, tê bì râm ran khi ngồi quá lâu một chỗ.
- Giảm tái phát các bệnh lý về xương khớp.
- Giảm viêm, chống sưng cơ, xương khớp.
- Tăng cường tổng hợp canxi, ngăn tình trạng lắp đọng canxi giữa các ổ khớp.
- Hỗ trợ bài tập vật lý hiệu quả hơn.

Các loại khung nắn chỉnh cột sống
Trên thị trường hiện nay, các loại khung nắn chỉnh cột số có kích thước, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, có 2 dòng sản phẩm phổ biến nhất, đó là:
Khung nắn dạng con lăn
Khung nắn dạng con lăn là dòng khung nắn truyền thống có thiết kế đơn giản. Để áp dụng phương pháp vật lý trị liệu với khung nắn này, bạn đặt khung nắn dưới lưng và luyện tập trên những con lăn. Giá thành của khung nắn con lăn khá rẻ, dao động trong khoảng từ 150.000 VNĐ – 200.000 VNĐ.
Khung nắn chỉnh cột sống diện chẩn từ
Đây là dòng khung nắn loại mới, hoạt động giống khung nắn con lăn truyền thống nhưng được nâng cấp thêm một số tính năng ưu việt. Khung nắn diện chẩn từ có đặc điểm như sau:
Khung nắn có cấu tạo gồm 30 con lăn, ở giữa phần cột sống có bổ sung thêm nam châm. Với thiết kế này, khung nắn có tác dụng hiệu quả lên các huyệt ở lưng, giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giảm cơn đau nhanh chóng hơn so với khung nắn truyền thống.
Ngoài ra, khung nắn còn có tác dụng điều chỉnh cấu trúc cột sống, đưa cột sống về trạng thái ban đầu. Độ cong của cột sống được nghiên cứu theo đúng với độ cong cột sống của cơ thể người.
Với nhiều cải tiến, thiết kế bắt mắt, khung nắn diện chẩn từ đang là lựa chọn được nhiều bệnh nhân yêu thích. Mức giá khung nắn diện chẩn từ dao động trong khoảng từ 350.000 VNĐ – 500.000 VNĐ.
Cách dùng khung nắn chỉnh cột sống hiệu quả
Khi sử dụng khung nắn chỉnh cột sống, bạn có thể kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu tại nhà như sau:
- Tư thế tập luyện: Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng khung nắn cột sống, bạn nên đặt phần cong ở đốt sống cổ. Sau khi đã làm quen với khung nắn, bạn hãy chuyển phần cong xuống đốt sống lưng.
- Tư thế ngồi: Bạn để khung nắn tựa vào lưng ghế, ngả lưng sao cho phần cong của khung nắn trùng với phần cột sống thắt lưng.
- Tư thế nằm: Bạn đặt khung nắn trên giường rồi đặt lưng nằm xuống, điều chỉnh sao cho phần cong của khung nắn khớp với phần thắt lưng cột sống.
Mỗi lần tập với khung nắn chỉnh cột sống, bạn chỉ nên duy trì từ 20 – 30 phút. Nếu tập luyện quá lâu sẽ tạo áp lực lớn cho phần cơ xương xung quanh cột sống.
Khung nắn chỉnh cột sống có phần điều chỉnh chiều cao để phù hợp với cột sống của người bệnh. Do đó, khi sử dụng lần đầu tiên, bạn nên điều chỉnh khung nắn trước để làm quen và thích ứng dần.
Những lưu ý khi sử dụng khung nắn chỉnh cột sống

- Thả lỏng cơ thể, không gồng người để bánh lăn có thể dễ dàng hoạt động.
- Nếu xuất hiện cảm giác đau đớn, khó chịu trong lần đầu sử dụng, bạn nên giảm thời gian tập luyện xuống. Sau vài lần tập luyện, các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
- Lúc ngồi dậy, bạn nên thực hiện chậm rãi, không ngồi dậy đột ngột có thể gây nên tình trạng đau nhức.
- Người bệnh nên hỏi chuyên gia kỹ về tư thế tập luyện.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình tập luyện.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Không ngồi hoặc nằm quá lâu trong một tư thế, vận động thường xuyên để xương khớp linh hoạt và dẻo dai hơn.
- Người bệnh không nên suy nghĩ, căng thẳng quá nhiều, điều này cũng khiến hiệu quả tập luyện bị giảm sút.
Xem thêm:
- Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng theo kế hoạch
- Khi nào cần chụp X quang thoái hóa cột sống?
Khung nắn chỉnh cột sống là giải pháp tối ưu, an toàn giúp phòng ngừa các cơn đau cột sống và hỗ trợ cải thiện bệnh lý cột sống hiệu quả. Lưu ý, khung nắn chỉnh không thể điều trị bệnh lý về cột sống. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thực hiện liệu trình điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.