Hội chứng đông đặc phổi là gì? Đây là một trong những tình trạng mà nhiều người lo ngại hiện nay. Bệnh có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị sớm nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng đông đặc phổi, bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
Hội chứng đông đặc phổi là gì?
Thông thường, các đường hô hấp nhỏ có trong phổi sẽ được lấp đầy bằng không khí. Ở cơ thể khỏe mạnh thì các nhu mô phổi tồn tại ở dạng xốp và nhẹ. Khi mắc phải hội chứng phổi đông đặc thì các đường hô hấp này sẽ được làm đầy bằng một thứ khác. Phụ thuộc vào nguyên nhân, bệnh lý mà các thứ có thể lấp đầy trong phổi như:
- Các loại chất lỏng máu, nước đặc, mủ.
- Các loại chất rắn như một số loại thức ăn, các tế bào khác trong cơ thể.
Vậy hội chứng đông đặc phổi đó là tình trạng viêm nhiễm ở phổi và các phế nang gây tổn thương, xuất huyết, tiết dịch. Từ đó khiến nhu mô phổi xẹp lại và đông đặc hơn bình thường.
Có thể dễ hiểu hơn bằng thí nghiệm lấy một mảnh phổi bị đông đặc rồi cho vào tách nước. Lúc này phổi sẽ chìm dần xuống đáy tách thay vì nổi lên như phổi khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây hội chứng đông đặc phổi
Hội chứng đông đặc phổi có thể xảy ra do các loại vi khuẩn, nấm, virus tấn công vào lá phổi và gây nên. Theo các chuyên gia, các bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Áp xe phổi
Áp xe phổi là bệnh lý các nhu mô trong phổi bị viêm nhiễm, xuất hiện mủ bên trong. Các vi khuẩn gây bệnh tấn công vào phổi và gây áp xe phổi. Triệu chứng điển hình là phổi đông đặc có lẫn mủ, máu, ho ra máu…
Viêm phổi thùy
Bệnh viêm phổi thùy là sự tổn thương ở phế nang, các tổ chức trong phổi. Tình trạng này khởi phát là do các loại vi khuẩn, lao, nấm, tấn công vào phổi. Các biểu hiện điển hình của bệnh là sốt cao, rét run, đau nhói ở ngực, ho ra máu, khó thở…
Lao phổi
Lao phổi là một trong những bệnh lý ở phổi thường gặp nhất hiện nay. Bệnh diễn biến theo giai đoạn cấp tính và mãn tính. Nếu không chữa trị sớm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và rất khó để điều trị khỏi. Bệnh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh khiến cơ thể suy nhược, gầy gò, sốt kéo dài…
Nhồi máu động mạch phổi
Nhồi máu động mạch phổi là nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng nhồi máu động mạch phổi. Các triệu chứng điển hình của bệnh như tắc nhánh động mạch phổi, khó thở, thở khò khè, sốt cao.
Các triệu chứng hội chứng đông đặc phổi
Hội chứng đông đặc phổi chia thành hai dạng là hội chứng đông đặc phổi điển hình và không điển hình. Mỗi dạng sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Hội chứng đông đặc phổi điển hình với các triệu chứng như rung thanh tăng là bởi nhu mô phổi đông đặc. Ngoài ra sẽ có một bóng mờ xuất hiện ở một thùy hoặc phân thùy phổi.
Hội chứng đông đặc phổi không điển hình với các triệu chứng như:
- Đông đặc phổi ở diện rộng: Phổi đông đặc ở diện rộng kèm theo tình trạng phù màng phổi khá nguy hiểm.
- Đông đặc khu trú: Đông đặc phổi khu trú thường do vi khuẩn, virus gây nên. Vị trí phổi đông đặc khu trú thường gần rốn phổi, có xuất hiện đám mờ.
- Đông đặc phổi rác: Đây là tình trạng thường gặp khi xuất hiện tình trạng viêm phế quản, viêm phổi.
Hội chứng đông đặc phổi có nguy hiểm không?
Hội chứng đông đặc phổi là tình trạng khá nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh như khó thở, ho có đờm, ho ra máu, đau nhói ngực… Bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, chụp X quang phổi và áp dụng các biện pháp điều trị sớm nhất có thể.
Bởi nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng và gây ra rất nhiều biến chứng khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà người mắc chứng ung thư phổi. Đây là một biến chứng trầm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Do đó, cách tốt nhất là mỗi người tự quan tâm đến sức khỏe của bản thân, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ của bệnh. Đồng thời điều trị triệt để tất cả các bệnh lý liên quan đến phổi.
Cách điều trị hội chứng đông đặc phổi
Trước khi tiến hành điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Sau khi chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho thích hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh có thể áp dụng như:
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh
Đối với tình trạng viêm phổi gây ra hội chứng phổi đông đặc do virus, vi khuẩn gây nên thì bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh, thuốc kháng nấm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kèm các loại thuốc như thuốc giảm ho, giảm sốt, giảm đau nhói ngực.
Nếu người bệnh mắc bệnh viêm mạch phổi thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc steroid. Các loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa chảy máu nhiều hơn.
Xây dựng thói quen sống hợp lý
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người mắc hội chứng đông đặc phổi nên xây dựng thói quen sống hợp lý, lành mạnh. Chẳng hạn như sau:
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Hạn chế đi lại hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi, hóa chất, chất gây hại cho cơ thể. Tốt nhất khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn nên che chắn kỹ càng để hạn chế hít phải khói bụi gây bệnh.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá căng thẳng, mệt mỏi khi làm việc kéo dài.
Xem thêm:
- Viêm phổi có nên truyền nước không? Cần biết để tránh
- Trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không? Cha mẹ nên biết
Hội chứng đông đặc phổi là gì? Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Thông qua đó, người bệnh nên chủ động quan tâm đến sức khỏe của mình, phát hiện triệu chứng gây bệnh và điều trị sớm nhất theo phác đồ của bác sĩ.