Ho gà là dạng bệnh truyền nhiễm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người có sức đề kháng suy yếu. Vậy ho gà là gì?
Ho gà là gì?
Ho gà là bệnh truyền nhiễm mắc phải do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Bordetella pertussis xâm nhập vào đường thở gây ra. Vi khuẩn này ký sinh ở lông mao niêm mạc đường hô hấp và giải phóng độc tố khiến niêm mạc vị trí này bị kích ứng. Từ đó gây ra phản ứng sưng, viêm, khó thở, thở rít, ho dữ dội.
Bệnh ho gà có thể xảy ra ở cả hai giới trong mọi độ tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người già là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Ho gà không đơn thuần như tình trạng ho khan, ho có đờm mà đây là dạng bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời có thể gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi khi bị bội nhiễm.
Ngoài ra, ho gà còn có thể dẫn đến biến chứng viêm não, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, gây tắc nghẽn đường thở. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hậu quả này rất thường xảy ra với người bệnh là trẻ nhỏ, sức đề kháng kém, chưa được tiêm vacxin và không được chẩn đoán điều trị đúng đắn.
Đối với người lớn, bệnh ho gà có thể gây ra những di chứng nặng nề như: Sụt cân, bàng quang mất chức năng co thắt, gãy xương sườn, cơ thể mệt mỏi, tím tái, ngất xỉu,… Chính vì vậy mọi người không nên chủ quan với căn bệnh này, hãy chủ động thăm khám y tế ngay khi nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của bệnh để đề phòng các biến chứng không mong muốn.
Ho gà có lây không?
Ho gà là căn bệnh nhiễm khuẩn có tính chất lây lan rất nhanh giữa người với người. Nếu một người bị ho gà thì có đến 80% các thành viên trong gia đình cũng mắc phải căn bệnh này. Trong đó, 2 tuần đầu tiên bệnh khởi phát là thời điểm lây nhiễm mạnh nhất có khả năng bùng phát thành ổ dịch trong gia đình.
Cơ chế lây nhiễm chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp khi nước bọt của người bệnh bắn vào người khỏe mạnh. Ngoài ra, các hành động ho, hắt hơi,… cũng là con đường lây nhiễm bệnh giữa người này với người khác.
Ho gà có tự khỏi không?
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, đã là bệnh thì không thể tự khỏi nếu không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, có rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này đã phải đối mặt với rất nhiều di chứng nặng nề cho bệnh gây ra.
Để tránh “đi vào vết xe đổ” của người khác, nếu nghi ngờ các triệu chứng cảnh báo bệnh ho gà, bạn nên chủ động thăm khám y tế càng sớm càng tốt.
Cách chữa ho gà
Hiện nay, bệnh ho gà đang được chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp chủ yếu là thuốc Tây y, mẹo dân gian và thuốc Đông y. Cụ thể như sau:
Tây y chữa ho gà
Các loại thuốc Tây đặc hiệu được dùng để điều trị bệnh ho gà gồm:
- Thuốc erythromycin: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nhằm hạn chế nguy cơ bội nhiễm. Liều dùng cơ bản là 14 ngày.
- Thuốc kháng sinh Ampicillin: Tác dụng chính là ngăn chặn nguy cơ bùng phát của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Liệu trình sử dụng từ 8 – 10 ngày.
- Cephalosporin hoặc Amoxycillin: Đây là nhóm kháng sinh có tác dụng phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm. Nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gây ra.
Ngoài các loại thuốc kể trên, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc chuyên biệt khác tùy thuộc vào đối tượng và mức độ bệnh. Bạn cần lưu ý rằng thuốc Tây có thể mang lại tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, trong mọi trường hợp người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ.
Chữa ho gà bằng mẹo dân gian
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ các dược liệu quen thuộc. Chúng thường có chung đặc điểm là dễ tìm kiếm, ít tác dụng phụ, chi phí thấp và mang lại tác dụng tích cực nên được áp dụng rất phổ biến.
Bạn có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc được lưu truyền rộng rãi dưới đây:
Trứng gà chữa ho gà
Theo y học cổ truyền, trứng gà có tác dụng nhuận phế, tăng cường lưu thông khí huyết. Ngoài ra, trứng gà còn cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào gồm vitamin, sắt và canxi. Vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa giúp bồi bổ sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh khuấy đều 3 thìa mật ong vào 1 bát nước nóng rồi đập 1 quả trứng gà vào. Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau
- Sử dụng hỗn hợp để ăn trực tiếp khi còn nóng.
- Mỗi ngày áp dụng bài thuốc 1 lần, sau khoảng 7 ngày, triệu chứng ho gà sẽ được cải thiện đáng kể.
Lá hẹ chữa ho gà
Trong lá hẹ có chứa các thành phần kháng viêm, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp hiệu quả như:Allicin, sulfit, odorin,…. Vì vậy, lá hẹ cũng là bài thuốc dân gian chữa ho gà được áp dụng rộng rãi.
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 100g lá hẹ rồi ngâm 10 phút trong nước muối pha loãng
- Xay nhuyễn lá hẹ sau đó lọc bỏ bã, lấy nước cốt lá hẹ uống trực tiếp
- Kiên trì uống nước lá hẹ 2 lần/ngày để bài thuốc sớm phát huy tác dụng
Tham khảo thêm: 5 cách trị ho tại nhà cho người lớn an toàn, hiệu quả
Chữa ho gà bằng gừng tươi
Gừng nổi tiếng trong các bài thuốc dân gian chữa ho gà nhờ công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ vậy, tình trạng ngứa rát cổ họng và triệu chứng ho gà sẽ được đẩy lùi nhanh chóng nếu thực hiện bài thuốc đúng cách.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh cạo vỏ 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn
- Hãm gừng với 200ml nước nóng
- Thêm 2 thìa cà phê mật ong vào cốc trà, khuấy đều để uống trực tiếp
- Kiên trì áp dụng bài thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày để sớm đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Vacxin ho gà
Vacxin ho gà là một loại thuốc kháng huyết thanh có khả năng miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh. Nếu được chích ngừa đủ 3 liều trong độ tuổi chuyên gia y tế khuyến nghị thì người được tiêm vacxin có thể phòng tránh được đến 90% nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Liều dùng vacxin phòng bệnh ho gà cụ thể như sau:
- Đối với trẻ em: Kết hợp phòng ngừa các bệnh uốn ván, bạch hầu, bại liệt. Văc-xin có dạng dung dịch tiêm liều lượng 0.5ml. Tiêm đủ 3 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng. Sau đó có thể tiêm bổ sung khi trẻ được 18 tháng đến 6 tuổi.
- Đối với người lớn: Kết hợp phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván. Tiêm liều đơn, hàm lượng 0.5ml.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh ho gà và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng đã cung cấp đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng ngừa bệnh tốt nhất.
>> Tìm hiểu: Ho có đờm trắng vàng xanh biểu hiện bệnh gì? Cách chữa bằng mật ong