“Ho ăn hải sản được không?” là một trong những vấn đề sức khỏe nhận được khá nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Có không ít ý kiến cho rằng hải sản mùi tanh, tính lạnh, không thích hợp với người bệnh đang ho. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nhận định hải sản hoàn toàn an toàn trong trường hợp này. Rốt cục đáp án cho vấn đề này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Ho ăn hải sản được không?
Thông thường ho không kéo dài quá lâu, trừ khi bệnh nhân gặp phải các vấn đề mãn tính như hen suyễn và một số bệnh đường thở khác. Trong quá trình chăm sóc, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng cần quan tâm đến những thực phẩm thu nạp vào trong cơ thể mỗi ngày. Điều này khiến không ít người đặt ra câu hỏi liệu bị ho có ăn hải sản được không?
Trên thực tế, ăn hải sản không có khả năng khiến tình trạng ho ở người bệnh trở nên xấu đi hay nặng hơn, trừ những trường hợp bị ho do dị ứng hải sản. Thậm chí, trong hải sản còn chứa một lượng lớn các vitamin, protein, khoáng chất và canxi tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đảm bảo lớp niêm mạc cổ họng không bị tổn thương, khi ăn hải sản người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn hải sản tươi sống hoặc được ướp lạnh đảm bảo nguồn gốc và chất lượng. Khi chế biến nên sử dụng giấm trắng, bột mì hoặc nước cốt chanh nhằm loại bỏ mùi tanh khó chịu và độ nhớt của hải sản.
- Người bị ho nhiều dễ bị đau rát cổ họng, vì vậy nên hạn chế tiêu thụ hải sản có vỏ cứng hoặc nhiều xương nhỏ như cá mòi, tôm, cua,…. Nếu muốn ăn thì nhờ bóc sạch vỏ, lọc sạch xương hoặc chế biến dưới dạng băm nhuyễn.
- Hải sản nên được nấu bằng các phương pháp không sử dụng nhiều dầu mỡ như hấp hay luộc. Người bệnh cũng hạn chế dùng gia vị để nêm nếm hải sản.
Có thể bạn quan tâm: 5 cách trị ho tại nhà an toàn, hiệu quả
Ho có ăn cua được không?
Bên cạnh vấn đề bị ho ăn hải sản được không, nhiều người cũng băn khoăn không biết liệu ho có ăn cua được không. Cua có nhiều loại khác nhau, từ cua đồng cho đến cua biển và là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Theo Đông y, cua đồng, hay còn được biết đến với tên gọi điền giản, có tính hàn, lại hơi độc nên không thích hợp dùng cho người bị ho do cảm lạnh.
Tuy nhiên, đó là ý kiến xét theo khía cạnh kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền. Còn đối với y học hiện đại, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học hay nghiên cứu nào cho thấy người bị ho không nên ăn cua. Cả cua đồng và cua biển đều sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời đối sức khỏe con người. Trong loại thực phẩm này còn chứa vitamin B12, kẽm, canxi, omega-3 thích hợp dùng bồi dưỡng cơ thể sau khi ốm dậy.
Người bệnh có thể áp dụng một số công thức chế biến cua dưới đây để bồi bổ sức khỏe và thúc đẩy quá trình phục hồi tốt hơn:
Súp cua biển
Cua biển thường có kích thước lớn và nhiều thịt hơn cua đồng, vì thế chúng thích hợp dùng nấu súp. Món súp có kết cấu lỏng, mềm, dùng lúc nóng có thể làm dịu cổ họng đau rát và sưng tấy do ho quá nhiều. Không những vậy, súp cua dễ tiêu hóa và không gây nặng bụng, đầy chướng cho người bệnh.
Nguyên liệu: 1 con cua biển, nấm hương, ngô ngọt, bột năng và rau thơm.
Cách thực hiện:
- Cua biển sau khi làm sạch cho vào nồi hấp chín, bóc vỏ và lọc lấy thịt càng cùng gạch cua.
- Cho lần lượt thịt cua, gạch cua, ngô ngọt và nấm hương xắt nhỏ vào nồi, thêm vào chút nước và gia vị rồi đun sôi. Hòa tan bột năng và thêm vào súp nhằm tạo độ sánh.
- Cuối cùng nêm nếm gia vị, hạt tiêu, rau thơm rồi thưởng thức là được.
Canh cua đồng rau mồng tơi
Đối với cua đồng, người bệnh có thể lựa chọn cách nấu canh cùng với rau mồng tơi. Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng cũng như nhuận tràng hiệu quả.
Nguyên liệu: 100g cua đồng đã xay nhuyễn, 200g rau mồng tơi.
Cách thực hiện:
- Cua đồng xay nhuyễn lọc qua nước nhiều lần để thu được phản cốt. Cho nước cốt vào nồi, thêm muối rồi nấu sôi.
- Tiếp tục cho rau mồng tơi đã sơ chế và chuẩn bị vào nồi canh, nêm nếm gia vị rồi chờ nước sôi lại là có thể dùng được.
Ho có ăn được cá hồi không?
Giống như hải sản hay cua, câu trả lời cho vấn đề người bị ho có ăn được cá hồi không là hoàn toàn có thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Cá hồi cung cấp loại protein động vật không chứa cholesterol gây hại cho hệ thống tim mạch. Không những vậy, trong cá hồi con có nhiều axit béo omega-3 với đặc tính chống viêm hiệu quả. Chính vì thế, ăn cá hồi thường xuyên giúp sức đề kháng cùng hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể.
Một lưu ý nhỏ đối với người bị ho khi ăn cá hồi là không nên ăn sống. Bởi cơ thể người bệnh lúc này vẫn đang tồn tại một số loại virus cúm, vi khuẩn liên cầu,… gây hại cho hệ thống hô hấp. Việc ăn cá sống có thể kích thích sự phát triển của hại khuẩn, dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Thay vào đó, bệnh nhân có thể lựa chọn hấp hoặc áp chảo cá hồi với dầu oliu, vừa đảm bảo ngon miệng vừa không tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu.
Hi vọng với những thông tin tổng hợp có trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến câu hỏi “Ho ăn hải sản được không?”. Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, người bệnh cũng cần tăng cường vận động thể thao, hạn chế rượu bia, thuốc lá cũng như thói quen thức khuya để sức khỏe nhanh hồi phục hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Ho gió là gì? Cách điều trị hiệu quả