Hen phế quản là tình trạng bệnh nhân bị khó thở ho nhiều thường xuyên tức ngực do bị viêm mãn tính đường thở. Đây là căn bệnh có diễn biến phức tạp khó điều trị dứt điểm. Không ít người mắc phải hen phế quản nhưng không thực sự hiểu biết và để tâm đến việc chữa trị. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về căn bệnh mà ngay trong bài viết dưới đây.
Hen phế quản là gì?
Trong dân gian bệnh hen phế quản vẫn thường gọi là hen suyễn. Đây là một trong những bệnh lý về hô hấp xuất hiện từ xa xưa cho đến nay, khá phổ biến trong xã hội. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là những người bị viêm đường dẫn khí mãn tính. Đường dẫn khí dạng ống là một trong những bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, có nhiệm vụ lưu thông không khí đến phổi. Người bị hen phế quản sẽ có uống hô hấp bị sưng viêm, phù nề, đường thở hẹp, dễ kích ứng…
Các cơn hen thường xuất hiện khi gặp các tác nhân gây kích thích, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Các yếu tố kích thích đó có thể là các tác nhân bên ngoài như: phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nhiệt độ… Đôi khi các yếu tố ố bên trong như sự thay đổi nội tiết, sự thay đổi tâm trạng, kinh nguyệt, stress… cũng có thể gây ra các cơn hen. Thực tế bệnh hen suyễn xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau, không phân biệt độ tuổi và giới tính.
Triệu chứng hen phế quản
Thông thường những bệnh nhân bị hen phế quản sẽ xuất hiện những triệu chứng khá rõ ràng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất
Ho nhiều
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất nhất của bệnh hen suyễn là ho nhiều. Những cơn ho này có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào, nhiều nhất là vào ban đêm. Người bệnh có thể ho dai dẳng kéo dài hoặc ho thành từng đợt. Đôi khi người bệnh sẽ ho ra các chất nhầy bên trong phế quản. Những người bị nặng hơn thậm chí có thể ho ra đờm lẫn máu. Hiện tượng này cảnh báo tình trạng viêm đường ống thở đã rất nghiêm trọng.
Khó thở
Kèm theo các cơn ho xuất hiện bất ngờ người bệnh cảm thấy rất khó. Bởi những người bị hen phế quản thường bị viêm và đường ống thở hẹp. Cần phải thở mạnh khỏe hay xước gì không khí mới có thể lưu thông qua. Điều này dẫn tới hiện tượng cổ họng phát ra những tiếng khò khè giống như người bị cảm cúm.
Phế quản co thắt
Mỗi khi các cơn ho hen xuất hiện, phế quản của người bệnh sẽ liên tục bị co thắt. Các cơ xung quanh chịu dị ứng sẽ liên tục co bóp. Sự co thắt này gây ra cảm giác đau đớn, ngực tức, khiến cho đường thở càng trở nên hẹp hơn. Trong quá trình này, các chất nhầy trong phế quản cũng được tiết ra nhiều hơn, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Sốt
Một số bệnh nhân xuất hiện các cơn ho phế quản kèm theo sốt nhẹ. Nguyên nhân gây sốt là bởi đường ống thở của người bệnh bị viêm nhiễm. Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn khiến phế quản bị sưng tấy. Chính vì thế nên khi ho nhiều người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.
Ngoài ra, ở những giai đoạn nặng hơn sơn bệnh nhân hen suyễn có thể gặp phải các triệu chứng như: da và môi tái xanh do thiếu Oxy trong máu, sốt cao trên 38 độ, ho ra máu, đau nhức cơ thể, phù nề các chi…
Nguyên nhân hen phế quản
Căn bệnh hen đường phế quản có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến.
Do các tác nhân gây kích thích hô hấp
Việc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích hoặc dị ứng tổng thể để để gây ra căn bệnh hen phế quản. Đó có thể là các chất kích thích trong không khí như: phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, khói… Đôi khi cũng có thể do sự thay đổi của không khí, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ảnh hưởng tới đường hô hấp. Một số bệnh nhân lại thường xuyên dị ứng với các loại thực phẩm như: tôm, cá, cua, thịt gà, sữa, trứng… Trong số tất cả những tác nhân kể trên, khói bụi và khói thuốc lá được coi là những yếu tố nguy hiểm nhất.
Bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Một số người mắc phải các bệnh lý gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn hen kéo dài. Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thể kể đến như: bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng… Các căn bệnh này cần được kiểm soát và chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Do di truyền
Ngoài môi trường xung quanh, di truyền cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh hen phế quản. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc hen suyễn thì khả năng khi sinh ra mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên so với người lớn, trẻ em mắc hen phế quản có khả năng chữa trị tốt hơn. Nếu được phát hiện ngay từ sớm 1/4 trẻ lớn lên có thể hết bệnh.
Do căng thẳng, lo âu
Tình trạng tâm lý của mỗi người, sự thay đổi nội tiết tố cũng là những yếu tố có thể phát sinh bệnh. Nếu bạn trải qua một khoảng thời gian dài làm việc liên tục căng thẳng mỏi mệt, stress nặng nề… thì khả năng nhưng mắc phải các vấn đề về phế quản cũng cao hơn hẳn những người có cuộc sống lành mạnh khác.
Do dị ứng thuốc
Một số trường hợp do dị ứng thuốc mà gây nên căn bệnh hen suyễn. Các loại thuốc có thể làm phát tác những cơn hen có thể kể đến như: thuốc penicillin, aspirin, thuốc ức chế beta… Đây đều là những loại thuốc chưa các kiểu dễ làm những cơn hen của người bệnh phát tác.
Thêm vào đó không ít người cũng luôn băn khoăn căn bệnh hen phế quản liệu có thể lây lan hay không. Câu trả lời là hoàn toàn không. Bởi đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, không phải do các loại vi khuẩn hay virus gây lên. Chính vì thế trong môi trường giao tiếp thông thường, bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
Bệnh hen phế quản có chữa được không?
Hen phế quản là căn bệnh rất khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Hầu hết người bệnh phải sống chung với căn bệnh hen suyễn trong nhiều năm, cho dù là mắc bệnh từ nhỏ. Tuy nhiên nếu không may mắc bệnh, bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh có thể chung sống bình thường với bệnh bằng cách duy trì điều trị, tuân thủ các biện pháp để giảm đi các triệu chứng của bệnh.
Việc tiến hành các phương pháp điều trị cần phải được thực hiện kịp thời, thường xuyên, chính xác. Bởi hen phế quản có thể tiềm ẩn những biến chứng khó lường trước: nguy cơ xẹp phổi, khí phế thũng, tràn khí màng phổi, suy hô hấp… Thậm chí lâu ngày có thể gây tổn thương đến não và các cơ quan nội tạng khác. Người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất.
Cách điều trị hen phế quản
Điều trị hen phế quản là một quá trình lâu dài, đòi sự kiên trì, bền bỉ của người bệnh. Để có thể đem đến hiệu quả chữa trị tích cực nhất, tốt nhất người bệnh nên tham khảo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế, kết hợp nhiều biện pháp điều trị cùng lúc.
Tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán bệnh
Trước tiên, người mắc bệnh hen suyễn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Việc làm này sẽ giúp quá trình chữa trị diễn ra đúng hướng và thuận lợi nhất có thể. Trong quá trình tiến hành khám xét, người bệnh sẽ được điều tra các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, bệnh nền… Các bước tiếp theo có thể bao gồm: đo chức năng hô hấp, đo lưu lượng thở, chụp X – quang…
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng các phương thuốc Tây y là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất. Sử dụng Tây y chủ yếu để kháng viêm, chống lại các cơn ho hơn, giảm các triệu chứng dị ứng. Một số loại thuốc chữa hen suyễn điển hình như: Thuốc kháng hệ cholinergic, Aminophylline, Cromolyn sodium, thuốc đồng vận thụ thể beta-2…
Nhìn chung việc sử dụng thuốc Tây khá nhanh chóng và tiện lợi. Người bệnh có thể uống thuốc ngay tức khắc, giúp giảm viêm, giảm đau hay loại trừ các cơn hô vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên đi kèm với tác dụng tích cực là những tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh sử dụng lâu ngày có thể gây hại cho dạ dày, xương khớp, làm giảm hệ miễn dịch…
Để sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần được thăm khám cẩn thận. Cần tuyệt đối tuân theo đơn kê và các chỉ dẫn của chuyên gia y tế. Không nên tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng sai liều.
Điều trị bằng Đông y
So với các loại thuốc Tây y, phương pháp sử dụng thuốc Đông y ngày nay cũng được ưa chuộng không kém. Thuốc Đông y thường được lưu truyền từ lâu đời, có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp cân bằng cơ thể tốt. Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng chữa bệnh hen suyễn có thể kể đến như: “Tiểu thanh long gia giảm”, “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”…
Nhìn chung các loại thuốc Đông y khá an toàn, có thể đem đến hiệu quả tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên tác dụng của các bài thuốc Đông y không thể nhanh chóng tức thời như Tây y. Người bệnh cần kiên trì sử dụng mới có thể đem đến hiệu quả tốt nhất.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc Đông y và Tây y, việc can thiệp sâu hơn như phẫu thuật, nội soi cần đến sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Tốt nhất các bệnh nhân nên đến thăm khám để được đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp nhất.
Phòng ngừa hen phế quản
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân, mỗi chúng người cần nắm được các biện pháp phòng ngừa hen phế quản ngay từ hôm nay.
Thường xuyên tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao là cách thức đơn giản nhất để tăng cường sức đề kháng, phòng chống hen suyễn. Khi luyện tập thể dục, nhịp thở của bạn sẽ trở nên đều đặn hơn, phổi nở rộng, máu lưu thông thuận lợi hơn. Đừng quên dành thời gian mỗi ngày để luyện tập đơn giản, có thể đi bộ, chạy, erobic hoặc thể dục tay không đều được.
Luôn giữ ấm cơ thể
Sự thay đổi không khí là một trong những tác nhân gây hại đến đường hô hấp. Để tránh được căn bệnh hen phế quản, hãy luôn chủ động sẵn sàng trước mọi sự biến đổi của thời tiết. Luôn luôn giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnh, không nằm quá lâu trong điều hòa, giữ ấm cơ thể khi về đêm…
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất. Tăng cường bổ sung nước, các loại trái cây và kháng chất cho cơ thể. Tránh xa các chất kích thích và các loại đồ uống có cồn, hạn chế đồ chiên rán, đồ nóng… Đối với các loại thực phẩm dễ dị ứng, bạn không nên thử chúng trong những lần kế tiếp.
Thăm khám định kỳ
Cuối cùng, đừng quên thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bản thân luôn trong trạng thái ổn định, nếu không may bị hen phế quản thì có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt đối với các bà mẹ đang mang thai, những gia đình có thế hệ trước từng mắc bệnh hen suyễn thì càng cần thăm khám cẩn trọng hơn để tránh di truyền cho những thế hệ sau.
Bản thân mỗi người cần trau dồi và nâng cao kiến thức của mình để có hiểu biết đầy đủ hơn về căn bệnh hen phế quản. Từ đó mới có thể có được các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị hợp lý. Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào của bệnh hen suyễn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nặng và gây ảnh hưởng tới cuộc sống về sau.