Mỗi một cấu trúc khớp trên cơ thể sẽ đảm nhiệm vai trò và thực hiện các chức năng khác nhau để duy trì hoạt động sống của con người. Khớp vai cũng là một bộ phận rất quan trọng. Vì thế việc giải phẫu khớp vai sẽ giúp mỗi người trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Giải phẫu khớp vai chi tiết từng bộ phận
Trên cơ thể con người ước tính có từ 250 – 350 khớp trong bộ xương. Mỗi khớp sẽ giữ chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong việc duy trì các cử động thường ngày của cơ thể. Điều này giúp cho việc sinh hoạt, vận động của chúng ta trở nên linh hoạt, nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, khớp vai là một trong các khớp chi phối hoạt động chính của hai chi trên. Vì thế việc nắm rõ đặc điểm giải phẫu của khớp này có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh về xương khớp.

Kết quả giải phẫu cho thấy, khớp vai được tạo thành từ nhiều các bộ phận nhỏ khác như sụn khớp, xương quanh vai, dây chằng, gân cơ,…. Các bộ phận này sẽ lại liên kết chặt chẽ với nhau và phối hợp nhịp nhàng để thực hiện chức năng vận động chi, chuyển động khớp và giúp phần thân trên cơ thể làm việc hiệu quả hơn.
Cụ thể, y học giải phẫu các bộ phận trên khớp vai như sau:
Xương quanh vai
Xương quanh vai là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc định hình vai, giúp cho vai có được hình thái cấu trúc bình thường. Xương này lại được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác gồm:
- Xương cánh tay: Đây là chiếc xương có kích thước lớn nhất trên khớp vai. Đầu xương thường có dạng hình tròn trông như quả bóng tennis. Nó giữ nhiệm vụ kết nối hốc lõm ở vai vào bả vai
- Xương đòn: Chiếc xương này xuất phát từ xương ức, kéo dài đến xương cánh tay. Nhiệm vụ chính là ổn định khả năng chuyển động của vai
- Xương bả vai: Tổng quan xương có hình tam giác, giữ vai trò liên kết xương đòn với các cơ quan khác ở phía trước cơ thể
Khớp vai
Thông thường khớp vai được cấu tạo từ 4 khớp nhỏ hơn, gồm:
- Khớp ổ chảo và cánh tay: Bộ phận này có chức năng thực hiện chuyển động của tay như hạ tay, nâng tay, đưa tay ra trước, chuyển động cánh tay hình tròn
- Khớp ở giữa bả vai kết nối với lồng ngực: Có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng của khớp và khớp ổ chảo và cánh tay. Khớp này có biên độ vận động lớn và phạm vi cử động rộng rất trong các bộ phận cấu tạo nên khớp vai
- Khớp ở giữa xương đòn kết nối với xương ức: Đây là mối liên kết duy nhất giữa các xương khác trên cơ thể và xương khớp vai. Khớp này giúp chúng ta có thể nâng tay cao qua đầu, đưa tay sang ngang,… một cách dễ dàng và linh hoạt
- Khớp giữa xương cùng vai liên kết với xương đòn: Đây là khớp giữ vai trò hỗ trợ chức năng vận động của tay khi chúng ta đưa tay qua đầu
Chóp xoay
Chóp xoay còn được gọi là vòng bít, nó được cấu tạo từ gân bao quanh khớp và các khối cơ. Chóp xoay giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động thường ngày của cơ thể. Khi bộ phận này bị tổn thương bạn sẽ gặp phải cảm giác đau vai gáy, nhất là khi cử động phần cánh tay. Cơn đau có thể xảy ra cả trong giấc ngủ gây ra cảm giác rất mệt mỏi, khó chịu.
Bao khớp vai
Bao khớp vai còn được gọi là viên nang vai. Đây là bộ phận ngăn cách giữa khớp vai và các bộ phận khác trên cơ thể. Bao khớp vai chứa dịch nhầy của khớp, giúp cho các cử động đa chiều của khớp vai trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
Chính vì vậy, khi bao khớp vai bị tổn thương, thoái hóa hay bị rách sẽ khiến người bệnh mất khả năng vận động cánh tay. Lúc này khớp vai trở nên căng cứng, đau nhức rất khó chịu.
Sụn khớp vai

Sụn khớp vai (labrum) nằm bao quanh ở các khớp và xương chính trong vai có nhiệm vụ ổn định chức năng khớp và xương. Điều này sẽ giúp xương vai, xương cánh tay có tính đàn hồi và vận động linh hoạt và dẻo dai.
Cơ bắp vai
Cơ bắp vai ở người bình thường sẽ có khoảng 8 khối cơ bám vào phần xương đòn và xương cánh tay. Chúng sẽ tạo thành một lớp rào chắn bên ngoài để bảo vệ khớp và duy trì khả năng vận động bình thường của khớp vai.
Giải phẫu khớp vai cho thấy cơ bắp vai có biên độ vận động rất lớn, phạm vi vận động cũng rộng nhất trong các bộ phận trong khớp vai. Vì thế cơ bắp vai có thể chịu được tải trọng rất lớn để bạn có thể bưng bê, khuân vác vật nặng trên vai.
Từ 6 bộ phận nhỏ nêu trên sẽ tạo thành một khớp vai hoàn chỉnh, phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo khả năng vận động trơn tru, linh hoạt cho cơ thể. Mỗi một bộ phận đều giữ vai trò, nhiệm vụ quan trọng tương đương nhau. Vì thế một vị trí bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng chung đến tầm vận động và chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Xem thêm:
- Đau vai gáy bên phải là bệnh gì? Cách điều trị triệt để
- Bị trật khớp vai bao lâu khỏi? Cách điều trị trật khớp vai
Trên đây là thông tin về giải phẫu khớp vai và chức năng cụ thể của từng bộ phận nhỏ. Hy vọng sẽ giúp mọi người biết cách chăm sóc, bảo vệ khớp vai hiệu quả hơn. Chúc sức khỏe!