Có rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm đã áp dụng nhiều biện pháp dân gian trong đó có dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm. Vậy thực hư của vấn đề này ra sao? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Gạo lứt và công dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Gạo lứt được biết đến là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Chúng là loại gạo được xay và chỉ tách đi phần vỏ trấu bên ngoài, giữ lại phần vỏ cám giàu vi lượng và mầm phía trong. Chính vì thế mà gạo lứt thường chứa nhiều dưỡng chất hơn gạo trắng thông thường. Theo nhận định của các chuyên gia, trong gạo lứt chứa hàm lượng lớn sắt, kẽm, magie, chất xơ, thiamine, vitamin,… Hiện trên thị trường đang bày bán 4 dòng gạo chủ yếu là gạo lứt tẻ, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen và gạo lứt nếp.
Gạo lứt là thực phẩm quen thuộc, không còn xa lạ đối với đa số người Việt. Theo ghi chép từ sách y học cổ truyền thì gạo lứt đã được ông cha ta ứng dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh về xương khớp nhằm cải thiện tình trạng khó chịu, đau nhức của bệnh. Có thể kể đến một số bệnh đặc trưng thường dùng gạo lứt như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Quả thật vậy, trong các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng các thành phần có ở gạo lứt mang lại dưỡng chất, củng cố cho sức khỏe hệ xương khớp, bên cạnh đó, gạo lứt còn bổ sung các chất giúp tăng cường quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương cho cột sống và các mô xương khớp. Có thể kể đến các tác dụng nổi bật của gạo lứt như:
- Hai hoạt chất phytosterol và sterolin có trong gạo lứt có khả năng ngừa viêm nhiễm, kháng khuẩn, hạn chế sự tấn công và xâm nhập của các vi khuẩn có hại ngoài môi trường. Ngoài ra, chúng còn giúp hệ thống miễn dịch và cơ thể được khỏe mạnh hơn. Đồng thời, chất selenium từ gạo cũng giúp giảm sự phát triển của tế bào ung thư, ức chế các nguy cơ gân viêm khớp và giảm tình trạng đau của bệnh.
- Gạo lứt có hàm lượng lớn vitamin K, chất này có tác dụng loại bỏ và đào thải lượng canxi thừa ở trong máu, tránh tình trạng hình thành gai xương tại cột sống. Không chỉ vậy, vitamin K sẽ khiến cơ thể bạn dễ dàng hấp thu khoáng chất và canxi hơn, giúp các vết thương liền mau hơn, hạn chế sự mất máu, hạn chế trở ngại cho quá trình củng cố và tái tạo hệ xương khớp.
- Gạo lứt chứa kali, IP6 và canxi đem đến tác dụng ngăn chặn và ức chế sự kết tinh của oxalat canxi tại đường tiết niệu gây bệnh sỏi thận, giúp làm chậm sự lão hoá tế bào.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng gạo lứt còn có công dụng giải độc cho tế bào gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan, điều trị chứng xơ gan. Đồng thời, giúp cải thiện chức năng của não bộ và thị giác, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
- Lượng dầu tự nhiên của gạo lứt còn được xem là chất béo có lợi, giúp cân bằng nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ bị mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Hướng dẫn sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Trước khi tìm hiểu cách dùng gạo lứt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm được hình thành khi phần đĩa đệm nằm giữa hai khớp xương bị rách, chệch ra khỏi vị trí ban đầu gây hiện tượng đau nhức do tràn dịch. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Sử dụng gạo lứt là một trong rất nhiều phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ quá trình cải thiện bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, chúng còn giúp mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt. Để phát huy được công dụng của gạo lứt một cách tối đa, mời bạn cùng tham khảo một số cách chữa thoát vị đĩa đệm dưới đây:
- Trà gạo lứt: Sử dụng trà gạo lứt là phương pháp thực hiện đơn giản, tiện lợi nhất. Bạn sẽ dùng loại gạo lứt đỏ đã rửa sạch, đem đi rang cho tới khi có mùi thơm và gạo chuyển màu đậm hơn. Để cho gạo nguội rồi bảo quản bằng bình thuỷ tinh, mỗi lần uống bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ rồi hãm như pha chè.
- Cháo gạo lứt với đậu đỏ: Đây là món ăn vừa ngon là rất tốt cho quá trình điều trị và cải thiện chứng đau nhức, tê bì của bệnh thoát vị đĩa đệm. Gạo lứt và đậu đỏ theo tỉ lệ 2:1 đem đi ngâm rồi cho vào nồi nấu như cháo thông thường. Bạn có thể cho thêm một chút muối và tỏi băm để tăng thêm hương vị rồi sử dụng khoảng 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể nấu cơm gạo lứt rồi ăn cùng muối vừng vừa để thay đổi hương vị, vừa hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị.
Xem thêm:
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu an toàn và hiệu quả
- Cây xương rồng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có tốt không
Lưu ý: Không dùng gạo lứt cho người có dấu hiệu bị thiếu canxi, trẻ em, người lớn tuổi mới ốm dậy. Đặc biệt bài thuốc dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm chỉ sử dụng đối với những trường hợp bệnh ở thể nhẹ.
Trên đây là một vài thông tin bổ ích về việc sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Ngoài ra, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn trước khi lựa chọn phương pháp điều trị.