Gai khớp gối là một trong các bệnh lý về xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, người thường xuyên lao động nặng nhọc. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Gai khớp gối là gì?
Khớp gối được nhận định là khớp lớn nhất trong cơ thể và đảm nhiệm các chức năng quan trọng:
- Chức năng di chuyển
- Chịu lực cho toàn bộ cơ thể.
Bởi vậy, đây cũng là vị trí khớp dễ bị tổn thương và lão hóa nhanh nhất. Khi khớp gối bị tổn thương, cơ chế tự nhiên của cơ thể là bù calci dẫn tới việc tích tụ, hình thành gai xương nhô ra.

Các gai xương này có thể chèn ép vào hệ thống gân, cơ, dây chằng xung quanh khớp gối và cản trở khả năng vận động của chân. Trong một số trường hợp, bệnh còn dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.
Về biểu hiện nhận biết, do bệnh phát triển thành hai giai đoạn nên triệu chứng cũng khác nhau rõ rệt. Cụ thể:
Giai đoạn đầu:
Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này thường không nhiều. Chủ yếu người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu ở khớp gối khi vận động.
Thế nhưng do gai xương chưa phát triển lớn nên những cơn đau chỉ thoáng qua. Bởi vậy nhiều người chủ quan chỉ nghĩ đây chỉ là cơn đau nhức đơn thuần.
Giai đoạn sau:
Đây là quá trình gai xương phát triển mạnh mẽ nhất. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức dữ dội tại đầu gối. Kèm theo đó là tình trạng co cứng khớp khiến việc di chuyển của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Trường hợp gai xương phát triển quá lớn sẽ gây ra hiện tượng sưng viêm, hình dạng khớp gối cũng biến đổi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hệ quả do gai khớp gối để lại rất biến chứng. Bệnh không chỉ khiến khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng mà còn chèn ép tới những nhánh thần kinh và dây chằng xung quanh đầu gối.
Do ảnh hưởng tới thần kinh nên người bệnh còn cảm thấy tê bì, đau nhức nhiều vị trí ở phần dưới cơ thể.
Nguyên nhân gai khớp gối
Nguyên nhân gây ra hiện tượng gai khớp gối rất đa dạng. Trong đó những nguyên nhân chính bao gồm:
Ảnh hưởng các bệnh lý
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gai khớp gối. Cụ thể các bệnh lý như viêm gân, thoái hóa khớp, viêm xương khớp có thể khiến cơ thể bị kích thích. Dẫn tới hiện tượng mọc thêm xương với bề mặt gồ ghề, xù xì. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính cũng có nguy cơ cao bị gai khớp gối.
Chấn thương
Va chạm, té ngã, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay chơi thể thao cũng khiến khớp gối bị tổn thương. Lúc này, cơ chế tự tu bổ của cơ thể sẽ khiến vị trí bị tổn thương tích tụ quá nhiều Calci. Đây chính là một nguyên nhân thuận lợi khiến các gai xương ở khớp gối phát triển.
Tuổi tác
Như bài viết đã nêu rõ, tuổi tác là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe hệ xương khớp. Khi càng cao tuổi, sự lão hóa tự nhiên là không thể tránh khỏi. Do đó phần sụn và xương dưới sụn cũng giảm sút chức năng.
Khi gặp phải chấn thương, hệ xương khớp sẽ khó hồi phục. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến các gai xương phát triển nhanh chóng.
Lối sống
Thói quen sống cũng là một yếu tố tác động trực tiếp tới bệnh. Công việc stress, thường xuyên thức khuya, ăn uống không đủ dưỡng chất hoặc lao động nặng nhọc sẽ khiến khớp nhanh chóng bị tổn thương.
Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng khiến hoạt động của dịch khớp bị ảnh hưởng. Từ đây các gai xương cũng rất dễ hình thành và phát triển sau thời gian ngắn.
Riêng đối với nữ giới, thói quen thường xuyên mang giày cao gót cũng có thể làm tổn thương khớp gối. Bạn nên lưu ý tới vấn đề này.
Tình trạng thừa cân, béo phì
Khi cơ thể dư thừa cân nặng khiến khớp gối phải chịu áp lực lớn. Lâu dầu khớp gối sẽ yếu đi, dẫn tới việc hình thành các gai xương.
Cách chữa gai khớp gối
Gai khớp gối gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống và công việc thường ngày của người bệnh. Do đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Dưới đây là chi tiết những cách chữa gai khớp gối đang được áp dụng rộng rãi:
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y luôn là lựa chọn ưu tiên trong việc điều trị bệnh. Với tình trạng gai khớp gối, các loại thuốc Tây y thường được liệt kê trong đơn thuốc của người bệnh bao gồm:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac
- Nhóm vitamin B như B1, B2, B6,…
Những dược liệu nêu trên sẽ giúp người bệnh giảm bớt cơn đau nhức, tê mỏi do các gai xương gây ra. Trường hợp gai xương gây đau đớn quá mức, người bệnh cần phải tiêm Hydrocortison acetat trực tiếp vào khớp.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Song song với việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu như duỗi khớp, massage, kéo giãn cơ, châm cứu để cơ thể mau chóng phục hồi. Đồng thời giúp hệ xương khớp hoạt động linh hoạt hơn.
Thiết lập lối sống khoa học
Một chế độ dinh dưỡng đủ chất cùng thói quen sống khoa học vừa giúp cải thiện nhanh biểu hiện của bệnh, vừa hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bạn hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, sữa, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ điều trị bệnh.
Đồng thời, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày để hệ xương khớp dẻo dai hơn. Uống đủ nước cũng giúp bạn có được sức khỏe dồi dào.
Phẫu thuật
Trong trường hợp việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sống không làm giảm các biểu hiện của bệnh thì phẫu thuật là giải pháp cứu chữa cuối cùng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Tùy theo tình trạng bệnh mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới bệnh gai khớp gối. Bạn hãy lưu lại những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Cảm ơn bạn đã giành thời gian cho bài viết của chúng tôi!