Gai đốt sống cổ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức, khó chịu vùng vai, cổ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng này bằng chế độ dinh dưỡng và mẹo tại nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết về hướng hỗ trợ điều trị bệnh này nhé!
Gai đốt sống cổ là gì?
Gai cột sống cổ là hiện tượng cột sống gần cổ xuất hiện những phần xương nhô ra bên ngoài. Những phần xương này có thể mọc ra từ đĩa sụn, đốt sống hoặc dây chằng quanh khớp.
Nguyên nhân chính gây bệnh là do ảnh hưởng của tuổi tác khiến xương khớp thoái hóa dần. Điều này dẫn tới việc hình thành hiện tượng viêm cục bộ tại đốt sống. Từ đây kích thích các tế bào xương mới hình thành tại vị trí bị tổn thương. Cuối cùng tạo thành các gai xương được gọi là gai đốt sống cổ.

Biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng, rất khó để phát hiện chính xác. Người bệnh chỉ có thể nhận biết tình trạng này khi bệnh đã phát triển một thời gian dài. Lúc này, các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện cơn đau nhức ở vùng cổ, vai gáy: Tình trạng này khiến khả năng vận động cổ của người bệnh bị giảm đáng kể, nhất khi xoay cổ sang hai bên.
- Cơn đau lan rộng ra hai tay: Cơn đau nhức không chỉ tập trung tại vùng cổ, vay gái mà còn lan xuống hai bắp tay, cánh tay.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Khi gai xương nhô ra sẽ chèn ép vào vị trí của hệ thống dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ngứa ran hoặc tê cứng tại một trong hai cánh tay.
- Đau đầu, cứng cổ: Khi dây thần kinh ở cổ bị chèn ép cũng khiến người bệnh cảm thấy đau ở đằng sau đầu, thái dương và hốc mắt. Kèm theo đó là triệu chứng cứng cổ.
- Ảnh hưởng tới tủy sống: Khi gai xương ở đốt sống cổ xâm nhập vào bên trong ống sống sẽ khiến cột sống bị kích thích. Lúc này, người bệnh sẽ phải chịu đựng các vấn đề liên quan tới thần kinh như đau đớn, mất thăng bằng, điện giật ở chân tay.
- Biểu hiện khó nuốt: Ở một số trường hợp, gai cột sống cổ có thể dẫn tới hiện tượng khó thở, khó nuốt.
Những triệu chứng trên đều rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện bệnh lý về xương khớp. Do đó người bệnh nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Mẹo chữa gai đốt sống cổ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y chữa gai đốt sống cổ, người bệnh có thể áp dụng thêm các mẹo chữa bệnh tại nhà dưới đây:
Sử dụng ngải cứu
Trong ngải cứu có chứa lượng tinh dầu lớn có khả năng gây tê nhẹ, giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức do bệnh gây ra. Đồng thời, thành phần anabsinthine và absinthin có trong ngải cứu có tác dụng kháng viêm hiệu nghiệm.
Để sử dụng bài thuốc từ ngải cứu chữa bệnh, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Nguyên liệu: 1 túi vải sạch, 2 lạng lá ngải cứu, 300ml giấm.
- Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước rồi rang nóng với giấm đã chuẩn bị. Tiếp theo, cho toàn bộ hỗn hợp đã rang vào túi vải rồi bọc lại để chườm nóng tại vị trí bị đau. Người bệnh nên kiên trì thực hiện mẹo này mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Mẹo chữa gai đốt sống cổ bằng dây đau xương
Dây đau xương là dược liệu dân gian quen thuộc trong các bài thuốc điều trị các vấn đề về xương khớp. Dưới đây là mẹo chữa gai đốt sống ở cổ bằng dây đau xương mà người bệnh có thể tham khảo;
Chuẩn bị: 15g dây đau xương, 20g cẩu tích, 25g kim ngưu.
Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị
- Bước 2: Cho tất cả vào ấm rồi sắc chung với 300ml nước
- Bước 3: Đun sôi nước thuốc tới khi cô cạn còn 20ml thì tiếp tục đổ thêm 100ml nữa vào để đun tiếp.
- Bước 4: Khi ấm cô cạn còn 200ml nước thuốc thì bạn tắt bếp vào uống khi thuốc còn ấm.
Người bệnh nên thực hiện uống bài thuốc này đều đặn hàng ngày để những cơn đau nhức thuyên giảm dần dần.
Chữa bệnh với hành và gừng tươi
Đây là bài thuốc đắp đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện mỗi ngày. Nguyên liệu cần sử dụng là 15g hành củ và 20g gừng già. Hai nguyên liệu này đều là gia vị quen thuộc và không hề gây phản ứng phụ. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng.
Các bước thực hiện bài thuốc đắp như sau:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, cạo vỏ, hành củ bóc vỏ.
- Bước 2: Giã nát gừng và hành củ rồi trộn chung cùng 30g bột mì.
- Bước 3: Rang nóng toàn bộ hỗn hợp đã giã nát.
- Bước 4: Dùng băng sạch cuộn hỗn hợp cố định tại vùng cổ bị tổn thương. Mỗi ngày người bệnh cần thay hỗn hợp mới 1 lần. Sau khoảng 15-20 ngày áp dụng mẹo chữa bệnh từ gừng và hành khô, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu
Chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu là mẹo được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Trong đó phổ biến nhất là châm cứu, xoa bóp, tập vận động vùng sau cổ bị đau nhức do gai xương gây ra.
Mẹo này không chỉ giúp cải thiện nhanh những biểu hiện của bệnh mà còn khá an toàn, không gây phản ứng phụ. Đồng thời vật lý trị liệu còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát hữu hiệu.
Thực phẩm dành cho người bị gai đốt sống cổ
Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và còn tác động trực tiếp tới các vấn đề về xương khớp. Việc bổ sung thực đơn giàu dưỡng chất sẽ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Do đó, người bị gai đốt sống cổ nên chú trọng thiết lập chế độ ăn uống giàu dưỡng chất.

Trong đó người bệnh cần chú ý bổ sung thêm nguồn thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu canxi, vitamin D
Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất rất quan trọng đối với những người bị gai đốt sống cổ. Hai dưỡng chất này là tiền đề giúp bạn có một hệ xương khớp dẻo dai.
Người bệnh có thể bổ sung canxi và vitamin D qua các thực phẩm sau:
- Canxi: Sữa chua, cá hồi, các loại cá biển, rau có màu xanh đậm, các loại đậu.
- Vitamin D: Cua, tôm, lòng đỏ trứng, cá trích, ngũ cốc, sữa bò, nấm,…
Thực phẩm giàu Omega 3
Nhóm thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, phục hồi tổn thương và giảm đau hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thêm dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá thu, hàu, trứng cá muối,… để cung cấp đủ Omega-3 cho cơ thể.
Đồ ăn chứa lượng đạm lớn
Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình phục hồi tổn thương trong xương khớp. Đồng thời thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt gà, thịt các loại cá nước ngọt,….cũng giúp cơ thể dồi dào năng lượng hơn.
Vitamin A, C, K
Đây đều là những vitamin hữu ích với sức khỏe của xương khớp. Trong đó:
- Vitamin A: Giúp giảm viêm nhiễm, ngăn chặn quá trình oxy hóa. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A có trong rau diếp cá, cà rốt, cải bẹ xanh, gan động vật và cần tây.
- Vitamin K: Dưỡng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp chất vôi ở bên trong xương, đồng thời giúp xương thêm dẻo dai. Người bệnh nên bổ sung thêm vitamin K trong các thực phẩm như bông cải xanh, rau húng quế, mùi tây, dầu oliu,…
- Vitamin C: Giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm tình trạng sưng viêm ở khớp. Các thực phẩm cung cấp lượng vitamin C lớn bao gồm: Ổi, cam, súp lơ xanh, đu đủ, ớt chuông, quả kiwi,…
Xem thêm:
- Rau dền gai chữa bệnh gai cột sống có hiệu quả như lời đồn
- Mổ gai cột sống bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?
Trên đây là những vấn đề liên quan tới bệnh gai đốt sống cổ. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm tới bài viết. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!