Trong các loại bệnh về cột sống, gai đôi cột sống là một căn bệnh ít được biết đến. Tuy bệnh này tương đối hiếm gặp nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm và gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Chính vì vậy, tìm hiểu những kiến thức về gai đôi cột sống là rất cần thiết để giúp bản thân và gia đình có thể điều trị và được điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây xin được cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh gai đôi cột sống.
Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống hay tật nứt đốt sống (Spina Bifida) là một dị tật bẩm sinh với tỉ lệ 1000 trẻ sinh ra sẽ có 1-2 trẻ mắc. Nguyên nhân là do trong quá trình hình thành từ bào thai, ống thần kinh và cả phần xương sống nằm phía trên của dây sống không hoàn toàn. Theo thời gian trưởng thành của người bệnh, các phần xương dư thừa dần mọc thêm trên đốt sống gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh khiến cho bệnh nhân chịu đau đớn thường xuyên. Tình trạng mọc thêm xương gai là do cơ chế lắng đọng canxi và tự chữa lành của cơ thể.
Bệnh gai đôi cột sống được chia làm 03 loại là gai đôi cột sống ẩn (dạng thể ẩn), gai đôi cột sống nang (dạng thể có nang) và gai đôi cột sống thoát vị màng não. Dạng thể ẩn (Spina bifida occulta), gai cột sống chưa phát triển mạnh, khe hở hẹp nên không gây đau đớn hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Dạng thể có nang (Meningocele), những nang xương bắt đầu trên cột sống, lúc này người bệnh có thể gặp nguy cơ mất đi một phần chức năng của cột sống. Gai đôi cột sống thoát vị màng não (Myelomeningocele), các khe hở trở nên quá lớn khiến phần thoát vị đi ra khỏi vị trí và chèn ép lên dây thần kinh cũng như vùng cơ xung quanh; khối thoát vị này bao gồm dịch não tủy, tủy sống, dây thần kinh.
Biểu hiện gai đôi cột sống S1
Gai đôi cột sống S1 là tình trạng gai đôi cột sống xuất hiện ở vùng đốt sống S1 (xương cùng). Ban đầu, khó phát hiện bệnh bởi bệnh không có những biểu hiện cụ thể, rõ rệt. Sau độ tuổi từ 20-50, người bệnh mới thấy những cơn đau nhức khó chịu xuất hiện ở vùng thắt lưng. Các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và dữ dội hơn khi những gai xương bắt đầu nhô ra.
Bệnh chỉ có thể được phát hiện khi bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng ở những giai đoạn sau. Một là đau nhức ở vùng dưới cùng của thắt lưng: mức độ đau tăng dần theo thời gian và người bệnh có thể thấy đau ngay cả khi chỉ ấn nhẹ vào xương cùng. Hai là, khả năng di chuyển và vận động bình thường bị giảm sút cũng là một biểu hiện cần lưu ý. Ba là những cơn đau ở thắt lưng có thể âm ỉ và lan dần xuống hông, bắp chân, bàn chân. Bốn là cột sống bị cong vẹo và phần hông không cân đối khiến bệnh nhân khó đứng thẳng. Năm là chân tay bị tê bì và giảm độ linh hoạt do phần dây thần kinh bị chèn ép. Sáu là một biểu hiện nghiêm trọng hơn: rối loạn đại tiểu tiện do ống tủy bị thu hẹp.
Bị gai đôi cột sống kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gai đôi cột sống. Trước hết, người bệnh cần kiêng ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh bởi những đồ ăn này chứa hàm lượng lớn cholesterol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch đồng thời có thể phá hủy cấu trúc xương và khiến quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn mức bình thường. Đồ ăn nhanh bên cạnh đó cũng chứa một hàm lượng đạm lớn không tốt cho sức khỏe. Tiếp đến là người bệnh phải kiêng thịt đỏ và nội tạng động vật vì loại thức ăn này làm giảm lượng canxi trong xương khớp dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt bởi chúng làm tăng nguy cơ viêm, sưng khớp. Cuối cùng là nước ngọt có ga và đồ uống có cồn bởi chúng khiến axit trong máu tăng nhanh và cũng gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận và dạ dày.
Cách điều trị gai đôi cột sống
Điều trị bảo tồn là hướng giải quyết tối ưu được áp dụng trong điều trị gai đôi cột sống. Theo đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập luyện vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc tương ứng với phác đồ điều trị. Các loại thuốc Tây hỗ trợ điều trị gai đôi cột sống S1 thường bao gồm: Thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc kháng viêm (loại không chứa steroid và thuốc tiêm steroid), thuốc giãn cơ (Myonal, Decontractyl hoặc Mydocalm),… Ngoài ra, khi bệnh nhân gai đôi cột sống có mô sụn khớp bị tổn thương thì có thể bổ sung thêm thuốc Methylprednisolon và một số loại vitamin nhóm B. Trong khi đó, các bài tập hoặc liệu pháp vật lý trị liệu được sử dụng để chữa trị gai đôi cột sống S1 thường là: châm cứu, bấm huyệt, sử dụng nẹp cổ, mát xa nhẹ nhàng và chườm nhiệt.
Ngoài ra, phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị gai đôi cột sống có thể được chỉ định. Tuy nhiên, hướng điều trị này chỉ giúp hạn chế tốc độ phát triển của bệnh và không thể giúp điều trị khỏi hoàn toàn. Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đem lại kết quả, hoặc khi bệnh đã tiến triển đến mức xảy ra những biến chứng nghiêm trọng như chèn ép ống tủy, rễ thần kinh hay cong vẹo cột sống,… bởi phẫu thuật có thể có những rủi ro tiềm ẩn. Dù là được chẩn đoán và điều trị theo phương pháp nào, bệnh nhân cũng cần nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
- Mổ gai cột sống bao nhiêu tiền và có nguy hiểm không?
- Gai đốt sống cổ là gì? Mẹo chữa hiệu quả tại nhà
Bài viết trên đây đã cung cấp một số kiến thức cơ bản về khái niệm, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh gai đôi cột sống. Đây là một loại bệnh khá hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm bởi triệu chứng biểu hiện muộn và không thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, tránh ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ uống có cồn,… và đồng thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.