Gai cột sống ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng trở thành mối lo ngại cho mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đây không chỉ là căn bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở người trẻ tuổi và biết cách điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất mọi người đừng bỏ lỡ thông tin chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân gai cột sống ở người trẻ
Gai cột sống tưởng chừng như là bệnh lý chỉ xảy ra ở người cao tuổi do sự lão hóa tự nhiên của xương khớp. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi với những biến chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng gai cột sống ở người trẻ tuổi thường bắt nguồn từ lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, đặc thù công việc. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng được xem là nguyên nhân điển hình của căn bệnh này.
Cụ thể như sau:
- Gai cột sống do lối sống sinh hoạt: Người trẻ tuổi lười vận động khiến xương khớp dần mất đi sự linh hoạt và dẻo dai. Đồng thời làm giảm sự chuyển hóa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và gây ra bệnh xương khớp, trong đó có gai cột sống
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Thường xuyên ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, lạm dụng bia rượu, chất kích thích,… cũng là nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe và đẩy nhanh tốc độ lắng đọng canxi gây gai cột sống
- Chấn thương trong quá trình lao động, sản xuất: Gãy xương, rạn cột sống,… là các chấn thương rất thường gặp trong quá trình lao động sản xuất. Những vị trí cột sống bị tổn thương không được can thiệp kịp thời hoặc điều trị không hiệu quả sẽ sớm bị thoái hóa và hình thành lên các gai xương cột sống.
- Yếu tố di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh gai cột sống thường dễ chịu di truyền mã gen gây bệnh. Từ đó dẫn đến bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi, thậm chí bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Triệu chứng gai cột sống ở người trẻ tuổi
Các triệu chứng gai cột sống ở người trẻ tuổi cũng tương tự như bệnh gai cột sống ở người già. Để sớm nhận biết sớm nguy cơ bệnh mọi người có thể căn cứ vào các biểu hiện như:
- Thường bị đau nhức ở vùng vai, cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi cử động, làm việc. Khi nghỉ ngơi, cơn đau có phần thuyên giảm
- Cảm giác tê bì, ngứa ran ở hai bàn tay, xuất hiện cơn đau ở cột sống lưng dọc xuống hai chi dưới
- Biên độ vận động cổ, tay, cánh tay,… dần bị thu hẹp
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể kèm theo triệu chứng rối loạn tiểu tiện, đại tiện
- Ở giai đoạn cuối, gai cột sống có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết mồ hôi, rối loạn phản xạ, suy hô hấp,….
Biến chứng gai cột sống ở người trẻ
Gai cột sống là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm về hệ Cơ xương khớp. Dù ở độ tuổi trẻ, sức đề kháng còn tốt nhưng nếu không được can thiệp điều trị sớm, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Thoát vị đĩa đệm: Gai cột sống gây ra sự chèn ép dây thần kinh, gân cơ và dây chằng. Lâu dần các cơ quan này sẽ bị thoái hóa và gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, yếu cơ và bại liệt
- Tăng giảm huyết áp bất thường: Người bệnh có thể bị cao huyết áp, huyết áp thấp, rối loạn hô hấp,…
- Rối loạn tiền đình: Sự chèn ép của gai xương cột sống khiến não bộ không được cung cấp đủ máu và oxy. Từ đó dẫn đến biến chứng rối loạn tiền đình, người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,….
- Tàn phế suốt đời: Đây là biến chứng nặng nề nhất khi bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi không được điều trị hiệu quả. Các dây thần kinh bị chèn ép trong nhiều tháng, nhiều năm khiến các bó cơ không được cung cấp đủ dưỡng chất, dần dẫn đến hiện tượng teo cơ, mất dần khả năng vận động. Đến một thời điểm nhất định sẽ dẫn đến biến chứng bại liệt. Người bệnh sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Trở thành gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Điều trị gai cột sống ở người trẻ
Hiện nay bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi đang được điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp chính. Cụ thể gồm:
- Điều trị không dùng thuốc
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng các liệu pháp vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao,…. nhằm mục đích tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt và tăng cường biên độ vận động cho xương khớp. Giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.
- Điều trị bằng thuốc
Thuốc chữa gai cột sống có thể là thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Trong đó thuốc Đông y thường ít khi gây ra tác dụng phụ nên thường được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn.
Trong trường hợp sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc giãn cơ, giảm đau (Paracetamol) và thuốc giảm đau chống NSAIDs. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ gây nguy hiểm cho gan, thận, dạ dày.
- Phẫu thuật
Là giải pháp cuối cùng được chỉ định với các trường hợp gai cột sống ở người trẻ tuổi đã có dấu hiệu biến chứng. Được thực hiện với mục đích phục hồi khả năng vận động cho người bệnh và giảm thiểu các biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên sau phẫu thuật bệnh vẫn có thể tái phát trở lại và chi phí thực hiện khá tốn kém, đắt đỏ.
Phòng bệnh gai cột sống ở người trẻ
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Tích cực vận động thể chất, hạn chế ngồi hoặc nằm lâu một tư thế
- Tránh xa chất kích thích và các đồ uống có hại cho sức khỏe
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất để củng cố chức năng xương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
- Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát sớm triệu chứng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời
Nội dung bài viết là một số chia sẻ về bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã cung cấp đến độc giả thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!