Đau vùng xương chậu là một vấn đề thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Tình trạng này có thể không đơn thuần là đau xương chậu mà liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như vấn đề phụ khoa, đau dạ dày, đau xương khớp, vấn đề về tử cung,… Người bệnh có thể bị đau ở bên trái hoặc bên phải của xương chậu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về nguyên nhân đau vùng xương chậu.
Đau vùng xương chậu bên trái là bệnh gì?
Đau vùng xương chậu bên trái là tình trạng các cơn đau (âm ỉ hoặc đau nhói) xuất hiện tập trung ở phần bên trái của xương chậu. Đau xương chậu bên trái có thể do một trong một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

Viêm ruột thừa và hội chứng ruột kích thích
Khi người bệnh bị viêm hoặc nhiễm trùng ở ruột thừa, các cơn đau sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng bụng dưới và đau xương chậu. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy nôn hoặc buồn nôn và sốt. Với tình trạng này, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời. Với bệnh nhân gặp phẩn hội chứng ruột kích thích, các cơn đau thường xuyên xuất hiện ở xương chậu, vùng bụng và đi kèm với rối loạn tiêu hóa, đầy bụng. Để điều trị căn bệnh mãn tính này, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và duy trì chế độ ăn uống hợp lí cùng với một tinh thần lạc quan.
Quá trình rụng trứng
Người bệnh có thể bị đau bụng dưới bên trái vùng xương chậu khi quá trình rụng trứng diễn ra. Cụ thể, trước và trong quá trình này, trứng sẽ được đẩy ra ngoài từ buồng trứng qua màng trứng. Lúc này, vùng chậu có thể xuất hiện các cơn đau gián đoạn hoặc kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Bởi vì không chỉ trứng mà máu và dịch cùng với nó cũng được đẩy ra ngoài nên các cơn đau có thể xuất hiện. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào cơ địa khác nhau của mỗi người.
Đau khi mang thai
Khi mang thai, phụ nữ có thể gặp các vấn đề khác nhau, trong đó có đau vùng chậu bên trái. Nguyên nhân là bởi một loại hooc-môn có khả năng làm giãn và làm mềm dây chằng ở xương chậu được sản sinh phục vụ cho quá trình sinh nở. Khi đó, các khớp vùng chậu bắt đầu có biểu hiện chuyển động bất thường kết hợp với áp lực gia tăng lên vùng này khi mang thai sẽ khiến thai phụ bị đau nhức xương chậu.
U xơ tử cung hoặc mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là một vấn đề tương đối phổ biến ở phụ nữ hiện nay và thường xảy ra ở ống dẫn trứng. Đây là một dạng u lành tính, thường gây ra các cơn đau ở vùng xương chậu, đau bụng, không có kinh nguyệt, âm đạo bị chảy máu. Với phụ nữ bị u xơ tử cung, đau khi đến thời kì kinh nguyệt, táo bón, hay buồn đi tiểu, ra huyết đặc kèm với các cơn đau vùng chậu là các triệu chứng cơ bản. Đây là một căn bệnh có khối u lành tính gây ra bởi sự phát triển bất thường của mô thuộc hệ thống sinh sản ở nữ giới.
Nguyên nhân đau xương chậu bên phải
Các nguyên nhân đã nêu bên trên cũng có thể làm xuất hiện tình trạng đau vùng xương chậu bên phải. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác dưới đây:
Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến người bệnh bị đau khi đi tiểu, thường xuyên đi tiểu hơn, hay có cảm giác bàng quang đã đầy và thường dẫn đến đau vùng chậu. Nguyên nhân là do đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời, thận sẽ bị ảnh hưởng gây thêm hàng loạt các triệu chứng khác như nôn và buồn nôn, sốt, đau nhức ở lưng dưới. Thận bị nhiễm trùng là một tình trạng tương đối nghiêm trọng, cần được điều trị ngay.
Sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh tương đối phổ biến, bị sỏi ở bên thận phải sẽ khiến bệnh nhân thường có biểu hiện đau ở vùng chậu phải. Sỏi được hình thành từ một lượng muối và khoáng chất không được bài tiết còn đọng lại trong nước tiểu. Với sỏi có kích thước nhỏ li ti, người bệnh có thể tự điều trị bằng việc uống nhiều nước và sử dụng thêm thuốc khi cần theo chỉ định để loại bỏ sỏi. Với trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể phải điều trị nội trú hoặc phẫu thuật.
Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu
Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu là tình trạng máu chảy ngược ở tĩnh mạch. Người bị hội chứng này có thể bị đau ở bên trái, bên phải hoặc cả hai bên vùng chậu phụ thuộc vào vị trí tĩnh mạch có máu chảy bất thường. Các cơn đau dịu bớt khi người bệnh nằm và tăng cường khi đứng hoặc ngồi. Đây là một hội chứng khó chẩn đoán và không có biểu hiện đặc trưng, đòi hỏi người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Xem thêm:
- Khung nắn chỉnh cột sống là gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý sử dụng
- Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Địa điểm khám chữa uy tín
Đau vùng xương chậu không được tách biệt thành đau vùng chậu bên trái và đau vùng chậu bên phải một cách rõ ràng. Vị trí đau ở một bên cụ thể có thể phụ thuộc vào vị trí mà các nguyên nhân tác động đến (trái, phải hoặc cả hai bên). Vì vậy, các nguyên nhân đã nêu có thể là nguyên nhân của đau vùng chậu trái hoặc phải. Hy vọng bài viết đã giúp được người đọc một phần trong việc tìm hiểu về bệnh.