Đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay. Bởi luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe là một phương pháp được đánh giá là hữu ích và tốt cho sức khỏe, trong đó phải kể đến môn đạp xe. Để có câu trả lời rõ nhất về thắc mắc trên, mời bạn đọc tham khảo ngay thông tin qua bài viết sau đây.
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?
Dây thần kinh tọa bị đau là do chúng đã bị chèn ép bởi các đĩa đệm bị thoát vị, nằm lệch ra ngoài vị trí ban đầu trên cột sống. Do vậy tại đây thường xuất phát ra những cơn đau khó chịu ở lưng, lan xuống hông, xuống đùi, đến cẳng chân rồi điểm cuối là bàn chân.
Chính những điều này đã khiến cho người bị đau thần kinh tọa băn khoăn không biết có nên đạp xe hay không? Câu trả lời là “có nên”. Vì các chuyên gia trong ngành đã khẳng định bản chất khi đạp xe chính là việc rèn luyện, luyện tập thể thao. Cộng với đó đạp xe còn giúp cho thân dưới và cơ xương khớp linh hoạt, dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Từ đó sẽ đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng và an toàn.
Ngoài ra việc đạp xe đạp còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác dành cho người có dây thần kinh tọa bị đau như sau:
- Xương khớp linh hoạt, dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Sau một khoảng thời gian chăm chỉ luyện tập bạn cảm nhận được rõ rệt nhất.
- Cải thiện hoặc giảm đáng kể những cơn tê bì chân tay, tăng cường tuần hoàn máu
- Giúp cho người bệnh có một tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi, căng thẳng và bước vào một ngày mới tràn đầy năng lượng.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm cho mỗi giấc ngủ đều là những giấc ngủ ngon, sáng dậy tỉnh táo, không mệt mỏi
- Hạn chế và đẩy lùi một số căn bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt là tăng thêm sức đề kháng một cách tự nhiên, tăng cường tuổi thọ. Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng nếu mỗi tuần bạn đạp được 20 dặm thì sẽ hạn chế khả năng bị nhồi máu cơ tim
- Tăng cường thêm sức khỏe cho não bộ, đồng thời giúp cải thiện khả năng hô hấp của tim mạch lên đến 15%
Phương tiện phù hợp cho người bị đau dây thần kinh tọa
Như các bạn đã biết là khi bị đau dây thần kinh tọa thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động của mỗi bệnh nhân. Vì thế để cải thiện sự bất tiện này thì người bệnh được khuyến cáo nên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao đúng cách. Trong đó đạp xe và đi bộ là hai hình thức nên được luyện tập đều đặn.
Tuy nhiên có một điểm lưu ý là người bệnh rất nhạy cảm cần chọn lựa những loại xe chuyên dụng giúp cho việc luyện tập thuận lợi và an toàn nhất. Từ đó làm cho các dây thần kinh được giảm áp lực, cơn đau cũng giảm đáng kể. Bạn nên chọn những chiếc xe tập căn cứ theo thân hình.
Nữ giới nên dùng những chiếc xe nhẹ nhàng, nhỏ gọn và dễ điều khiển, vận hành. Đặc biệt nên có thêm bộ phận giảm sốc, chống sốc để hạn chế tối đa việc sốc đột ngột ảnh hưởng không tốt đến các dây thần kinh tọa đang bị tổn thương. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có chuyên môn. Căn cứ vào tình trạng bệnh thì họ sẽ đưa ra cho bạn gợi ý thích hợp nhất.
Tần suất và cường độ đạp xe phù hợp cho người bệnh
Mặc dù hoạt động đạp xe là rất tốt và cần thiết dành cho mỗi người bệnh khi có dây thần kinh tọa bị đau. Tuy nhiên bạn cần có kiến thức khi tập luyện để giúp cho công việc này đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Tư thế chuẩn mỗi khi đạp xe: Đó là tư thế ngồi thoải mái, lực phân phối đều giữa 2 cánh tay cũng như phần ngực cần được nâng lên, không được gồng căng cột sống. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần để cho phần cổ được thả lỏng, đầu hạ thấp xuống.
- Chọn xe phù hợp với bệnh lý để tránh những áp lực không cần thiết đè nén vào cột sống. Cần điều chỉnh phần yên xe có độ cao vừa phải, lốp xe chọn loại lốp to để khi sốc dễ hấp thụ,…
- Duy trì thời gian từ 15 – 20 phút/ngày cho người mới tập. Vì nếu như cố tập gắng sức thì nó sẽ làm cho phần khung xương ảnh hưởng. Cách tốt nhất là tập từ từ, khi đã quen dần với cường độ và nhịp độ thì bạn có thể nâng dần thời gian và quãng đường khi tập luyện lên.
- Địa hình khi tập luyện cũng nên chọn thật kỹ. Khi tập luyện trên một địa hình gồ ghề đương nhiên sẽ làm cho áp lực lên cột sống nhiều. Chính vì thế bạn nên chọn những khu vực bằng phẳng, tốt nhất là những nơi được thiết kế để dành cho tập xe đạp.
- Khi đạp xe cần kết hợp linh hoạt giữa thở bằng mũi và thở bằng miệng. Việc này giúp điều hòa nhịp thở tốt để không mất sức. Tránh gồng mình, vẹo lưng, lệch hông,…
- Ngoài ra khi luyện tập nếu bạn cảm thấy xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu nào của sự đau mỏi, tê nhức thì hãy dừng việc đạp xe lại ngay lập tức. Sau đó nghỉ ngơi, đi thăm khám để lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia.
Xem thêm:
- Đau thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
- Ăn gì tốt cho người đau thần kinh tọa? Cần kiêng ăn gì?
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đây đã giúp bạn có được câu trả lời ưng ý nhất để từ đó có kiến thức đúng trong việc tập luyện thể dục thể thao khi bị đau thần kinh tọa, tránh những chấn thương, ảnh hưởng xấu không mong muốn xảy đến. Xin trân thành cảm ơn!