Tình trạng đau nhức xương khớp thường có chuyển biến nặng hơn vào mùa đông. Nhiều người bệnh cảm thấy băn khoăn khi không hiểu cơ chế nào đã dẫn tới tình trạng này. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết đau nhức xương khớp vào mùa lạnh do nguyên nhân nào hình thành lên bạn nhé.
Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh do đâu?
Với khí hậu nhiệt đới ẩm, miền Bắc Việt Nam thường xuyên có những tháng lạnh kéo dài. Nhiệt độ ở vùng núi đôi khi xuống dưới 10 độ C thậm khí dưới 0 độ C. Thời tiết này gây khó chịu đặc biệt cho những người mắc các bệnh lý về xương khớp, tình trạng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng và kéo dài hơn so với thời tiết thông thường.
Lý giải cho điều này các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi trời lạnh các cơ thường bị co lại, dịch khớp có xu hướng trở nên đặc hơn, thậm chí đông quánh lại. Khi này các ổ dịch bị mất đi chức năng bôi trơn, các xương có sự ma sát khi người bệnh vận động, dẫn tới các cơn đau tại khớp. Bên cạnh đó sự cứng khớp cũng là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau nhức. Thời tiết càng lạnh thì các cơn đau nhức càng gia tăng.
Ngoài ra một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này là do vào trời lạnh người bệnh thường hạn chế tập luyện do ngại vận động. Tình trạng này kéo dài lâu dẫn tới sự trì trệ của xương khớp, khả năng lưu thông khí huyết cũng bị hạn chế.
Với những nguyên nhân trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ đau nhức xương khớp vào mùa lạnh tại sao lại thường trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Vào mùa lạnh, người bị đau nhức xương khớp thường gặp các triệu chứng đau điển hình dưới đây:
- Xương khớp đau nhức thường xuyên: Các cơn đau nhức gặp nhiều tại các khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp ngón tay. Một số người bệnh có cảm giác buốt từ các khớp xương kèm theo tình trạng tấy đỏ, cứng khớp.
- Khớp có tiếng lạo xạo: Khi cử động người bệnh nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp. Khi đứng lên ngồi xuống nghe thấy tiếng rắc từ khớp đầu gối. Đây là biểu hiện của trạng thái khô khớp do dịch khớp không đủ để bôi trơn.
- Các khớp bị cứng: Cứng khớp thường thấy vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Khoảng 30 phút sau khi thức dậy tình trạng này mới biến mất. Đôi khi người bệnh cần thực hiện xoa bóp thì các triệu chứng mới thuyên giảm và có thể vận động bình thường.
- Các cơn đau rõ ràng hơn: Tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng do các khớp xương khi này bị bào mòn, đầu xương cũng không có sự bao bọc của dịch khớp, người bệnh có cảm giác đầu xương bị trơ ra.
Đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Đau nhức xương khớp có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào khi mùa đông tới. Thống kê cho thấy có một số người bệnh thường xuyên gặp căn bệnh này hơn. Hay nói cách khác, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ gặp tình trạng này phổ biến hơn:
- Những người cao tuổi, xương khớp lão hóa và chức năng các khớp bị suy giảm theo thời gian.
- Những người mắc bệnh lý về xương khớp lâu ngày, bệnh đã trở nên mãn tính và khó điều trị.
- Nhân viên văn phòng, người thường xuyên phải ngồi một tư thế hay những nhân viên thường xuyên bê vác nặng trong thời gian dài.
- Vận động viên, người chơi thể thao cường độ mạnh đã từng gặp những chấn thương về khớp mà chưa được điều trị triệt để.
- Người gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra những tổn thương về khớp mà không thể điều trị triệt để.
- Người gặp biến dạng khớp, mắc các bệnh như khô khớp, viêm khớp dạng thấp.
Những đối tượng trên sẽ có nguy cơ gặp đau nhức xương khớp vào mùa lạnh cao hơn so với người bình thường. Thời tiết càng lạnh thì càng triệu chứng đau nhức ở những người bệnh này càng trở nên nghiêm trọng, gây ra ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Biện pháp giảm đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Để các cơn đau nhức xương khớp không còn là nỗi lo cho người bệnh vào mùa lạnh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục dưới đây:
- Tập thể dục thường xuyên: Dù trời lạnh khiến bạn cảm thấy lười tập luyện hơn tuy nhiên hãy cố gắng duy trì tần suất tập thể dục. Các bài tập luyện không chỉ giúp các khớp thêm dẻo dai mà còn tăng khả năng đề kháng, làm nóng cơ thể.
- Chườm nóng: Bạn có thể chườm nóng bằng muối rang ngải cứu, muối rang nóng hay nước ấm trong thời gian từ 10 – 20 phút để giảm các cơn đau nhức, tăng cường lưu thông khí huyết.
- Xoa bóp các khớp: Thực hiện massage tại các vị trí đau nhức cùng với rượu thuốc, rượu gừng sẽ làm mềm khớp. Kèm theo đó là nóng khớp, tăng cường sự tuần hoàn máu.
- Ngâm mình trong nước nóng: Khi vị trí đau nhức lan rộng, khó xoa bóp bạn đọc có thể ngâm mình trong nước nóng khoảng 10 phút để giảm đau nhức. Tuy nhiên nên pha nước có độ ấm vừa đủ, không nên quá nóng.
Bên cạnh đó để giúp giảm bớt tình trạng đau nhức mùa lạnh người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:
- Làm ấm cơ thể: Hạn chế cảm lạnh, luôn giữ ấm cơ thể cũng sẽ hạn chế các cơn đau.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Thường xuyên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức cũng sẽ giúp các khớp nhanh hồi phục, hạn chế tổn thương. Người bệnh không nên nằm quá nhiều cũng sẽ gây đau nhức.
- Có chế độ ăn đủ dinh dưỡng: Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin E, Canxi sẽ giúp khớp, xương thêm chắc khỏe, tăng cường sự tiết dịch tại các sụn khớp. Tất nhiên chế độ ăn đủ dinh dưỡng còn mang tới cho bạn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế các bệnh lý cảm cúm, sổ mũi vào mùa đông.
Lời giải đáp tốt nhất cho câu hỏi đau nhức xương khớp vào mùa lạnh do đâu hình thành nên đã được đưa ra trong nội dung bài viết. Hi vọng bạn đọc đã có những hiểu biết nhất định từ đó biết cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau nhức vào mùa lạnh một cách hiệu quả nhất.