Đau nhức xương khớp toàn thân tưởng chừng như chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Nhưng thực tế là tình trạng này ngày càng bị trẻ hóa về độ tuổi dấy lên mối lo ngại cho mỗi cá nhân và toàn xã hội. Do đó việc hiểu rõ về triệu chứng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của tất cả mọi người.
Đau nhức xương khớp toàn thân biểu hiện bệnh gì?
Hệ xương khớp của người trưởng thành có khoảng 206 chiếc xương liên kết với nhau bởi 3 thể khớp chính. Gồm có khớp động, khớp bán động và khớp bất động. Trong đó, các khớp động, khớp bán động phải cử động nhiều nhất nên rất dễ bị tổn thương, sớm bị lão hóa theo thời gian, gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân, khả năng cử động dần bị suy yếu và kém linh hoạt.
Tùy vào tính chất cơn đau nhức xương khớp và các biểu hiện đi kèm, đau nhức xương khớp toàn thân được xác định bởi các bệnh lý khác nhau. Trong đó có 8 căn bệnh thường gặp nhất. Cụ thể là:
- Bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong các bệnh mãn tính về xương khớp điển hình nhất ở nước ta. Triệu chứng thường gặp khi cột sống bị thoái hóa là: Đau nhức xương khớp toàn thân, đau âm ỉ ở cột sống, chân tay có cảm giác tê bì, suy yếu chức năng, giảm biên độ vận động,…
- Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng là một trong các bệnh lý thường gặp gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân. Bệnh xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau gây ra phản ứng sưng, viêm, đau nhức. Cơn đau có xu hướng tăng nặng hơn khi vận động hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng đĩa đệm bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Phần bao xơ đĩa đệm bị nứt hoặc rách khiến nhân nhầy bên trong tràng ra ngoài chèn ép lên các cấu tạo xung quanh của cột sống, dây thần kinh dẫn đến các cơn đau nhức âm ỉ khó chịu toàn thân.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xảy ra do sự rối loạn tự miễn của hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp là: Cứng khớp, đau khớp, các khớp sưng đau, tấy đỏ. Nếu để bệnh diễn tiến nặng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng biến dạng khớp, teo cơ và bại liệt.
- Bệnh lao xương khớp
Lao xương khớp là căn bệnh xảy ra do vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium Tuberculosis. Đây là căn bệnh có tiến triển chậm nên rất khó được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi triệu chứng bệnh bùng phát sẽ gây ra các triệu chứng như: Sưng khớp, đau nhức xương khớp toàn thân, khả năng vận động ngày càng bị giới hạn. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ xẹp đốt sống, dị tật xương, liệt chi, tàn phế,… nếu không được điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách.
- Bệnh loãng xương
Loãng xương là căn bệnh xảy ra khi mật độ xương suy giảm khiến chức năng xương khớp dần suy yếu. Điều này khiến cho người bệnh thường gặp phải các cơn đau mỏi khó chịu toàn thân, xương khớp trở nên giòn và yếu, rất dễ bị rạn, nứt, gãy,…
- Viêm khớp nhiễm trùng
Là bệnh xảy ra khi xương khớp bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, nấm hoặc virus,… Khi xâm nhập vào xương, tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào máu lan tỏa đến khắp các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Bệnh gout
Gout là bệnh xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa chất purin trong thận. Điều này khiến cho thận không thể thực hiện tốt nhiệm vụ thanh lọc acid uric trong máu khiến chúng bị tích tụ lại. Dần dần acid uric sẽ kết thành các tinh thể rắn lắng đọng ở các khớp gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân, sốt cao, cơ thể mệt mỏi,…
Cách khắc phục đau nhức xương khớp toàn thân
Những cách đẩy lùi các cơn đau nhức xương khớp toàn thân được sử dụng, đó là:
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc có thể sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân gồm có:
- Thuốc giảm đau: Tramadol, Paracetamol,…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Coltramyl,..
- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: Naproxen, Ibuprofen,…
Các loại thuốc này đem lại tác dụng tốt trong việc giảm đau, kiểm soát triệu chứng bệnh và giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên chúng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày,… Do đó người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu các biến chứng xấu cho sức khỏe.
Điều trị không dùng thuốc
Chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, bấm huyệt, thực hiện các bài tập giãn cơ,… là biện pháp giảm đau rất tốt. Các biện pháp này giúp làm giãn cơ, kích thích tuần hoàn máu, xoa dịu triệu chứng sưng viêm một cách an toàn. Từ đó người bệnh có thể vận động, làm việc một cách dễ dàng hơn.
Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân ngày càng có chuyển biến xấu thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc chỉ định phẫu thuật giúp loại bỏ tổn thương khớp, củng cố chức năng vận động cho người bệnh. Mặc dù vậy cách làm này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và có thể để lại những di chứng không mong muốn sau phẫu thuật.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân và biện pháp khắc phục có thể được áp dụng. Mong rằng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!