Đau nhức từ mông xuống bắp chân là một hiện tượng xảy ra ở mọi đối tượng, bất cứ ai cũng có thể mắc phải nếu không biết chăm sóc bản thân đúng cách. Những cơn đau này có lúc đột ngột, khi thì dữ dội làm cho người bệnh di chuyển khó khăn. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải
Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải là một trong những triệu chứng hay gặp nhất ở độ tuổi tứ tuần và người già. Nhưng trong một vài năm gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh rằng hiện tượng này đang có dấu hiệu bị trẻ hóa.
Đùi và mông lại là hai nơi chứa nhiều cơ cùng chất béo. Do vậy ngay khi thấy bị đau nhức tại đó thì cơn đau dễ đi qua một cách nhanh chóng. Nó có thể diễn ra trong một thời gian dài và đương nhiên bạn cũng có nguy cơ bị mắc phải một vài căn bệnh về xương khớp nghiêm trọng.
Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái
Tương tự như đau nhức từ mông xuống bắp chân phải thì đau nhức từ mông xuống bắp chân trái cũng rất dễ gặp. Theo đó, cơn đau thường không chỉ dừng lại ở một chỗ mà có thể đau đồng thời hai mông, hai bắp chân cả phải và trái. Chúng có thể được hình thành từ một căn bệnh nào đó hoặc là do gặp chấn thương trong cuộc sống.
Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải, trái là bệnh gì?
Khi những cơn đau chỉ nhất thời, không nặng thì người bệnh không cần quá lo lắng vì nó thường xảy ra do làm việc, sinh hoạt không đúng cách. Lúc này bạn nên nghỉ ngơi cho khỏe, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, điều chỉnh tư thế khi làm việc là được. Nhưng trong trường hợp cơn đau xuất hiện nhiều, liên tục, ngày một nặng thì có thể bạn đã bị mắc một vài bệnh lý sau:
Dây thần kinh tọa đau nhức
Theo như một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được thì hiện tượng đau nhức ở mông lan xuống hai bắp chân có thể hình thành do đau thần kinh tọa. Cụ thể khi mà dây thần kinh đã bị phần tủy sống tại đó chèn ép, tạo lên nhiều áp lực đến cột sống. Khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau dai dẳng, âm ỉ. Ban đầu chỉ đau ở mông, một thời gian sau sẽ lan xuống một trong hai bắp chân hoặc cả hai bắp chân.
Điều này có thể lý giải là do dây thần kinh tọa con người là phần dây dài nhất tính từ thắt lưng hông, chạy qua mông, qua đùi, xuống đến 2 bắp chân và điểm dừng tại những kẽ chân. Do đó khi chúng bị chèn ép thì đương nhiên người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau này chạy dọc theo bất cứ nơi đây có chứa chúng.
Đĩa đệm ở thắt lưng bị thoát vị
Hiện tượng đau nhức tại mông lan xuống bắp chân chính là dấu hiệu của căn bệnh thoát vị gây nên. Xảy ra khi mà những dây thần kinh quanh đó bị đĩa đệm chèn lên, nhất là dây thần kinh dọc hông hai bên.
Cơn đau nhức từ mông lan xuống bắp chân hai bên hình thành do thoát vị gây tác động nhiều đến việc vận động của bệnh nhân. Hơn nữa nếu bệnh không được phát hiện cũng như xử lý kịp thời thì bệnh còn gây nên những biến chứng khác như liệt chi, rối loạn vận động và cảm giác của một hoặc cả hai chân,…
Cột sống thắt lưng bị thoái hóa
Cột sống thắt lưng khi bị thoái hóa có thể hình thành đau nhức từ mông đến bắp chân phải hoặc trái. Bệnh được hình thành chủ yếu do tuổi tác, do tai nạn, chấn thương hay lạm dụng nhiều thuốc,… Khi mà cột sống đã thoái hóa, gai cột sống sẽ là biến chứng đe dọa lớn nhất, những đốt sống bị xơ cứng, để lâu ngày tạo nên các mỏm gai, mỏm gai tạo ma sát rồi chèn lên rễ thần kinh. Cuối cùng tạo thành những cơn đau nhức kéo dài từ mông đến bắp chân Một vài biểu hiện điển hình của cột sống thoái hóa gồm:
- Đau, sưng ở một hay nhiều vị trí của cột sống
- Đau nhức từ mông xuống đến đùi, bắp chân
- Tê cánh tay, bả vai hoặc mất cảm giác ở bàn tay
Viêm khớp cùng chậu
Đây là bệnh lý hình thành do viêm nhiễm xương chậu. Từ đó gây nên thoái hóa, cứng và xơ khớp. Theo đó chúng sẽ chèn lên rễ thần kinh, gây nên những cơn đau nhức, khó chịu. Điển hình nhất là đau nhức tại mông lan xuống một trong hai bắp chân. Trong một số trường hợp thì viêm khớp cùng chậu lại không gây đau nhức tại mông và bắp chân mà lại xuất hiện tại thắt lưng hay xương cùng mà thôi.
Đau nhức từ mông xuống bắp chân làm thế nào?
Có thể nói hiện tượng đau nhức này có thể được cải thiện dễ dàng khi người bệnh biết cách nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó nên tham khảo một số phương pháp chữa trị sau đây để các cơn đau nhức không ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc:
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Phương pháp này giúp cho tình trạng viêm, sưng của người bệnh giảm nhanh chóng. Ngoài ra khi chườm còn giúp cơ thể thư giãn, giảm chèn ép đến các dây thần kinh.
Massage
Mỗi khi đau, người bệnh có thể thực hiện một số cách massage nhẹ nhàng để các mô được kích thích. Việc này không những làm thuyên giảm các cơn đau mà còn ngăn ngăn chặn đau nhức trở nặng.
Vật lý trị liệu
Những bài tập được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng sẽ giúp cho dây thần kinh của người bệnh giảm áp lực, giảm sự chèn ép. Từ đó giảm đau nhanh, hiệu quả.
Sử dụng thuốc giãn cơ
Khi những mẹo, những bài tập không hiệu quả thì các ba s sĩ sẽ thực hiện kê đơn thuốc giãn cơ để giảm đau và ngăn chặn sự chèn ép đến dây thần kinh tọa.
Phẫu thuật
Phương pháp này chỉ được khuyên dùng khi thực hiện nhiều biện pháp chữa bệnh khác nhau mà tình trạng đau vẫn không chấm dứt. Phẫu thuật để loại bỏ tác nhân đang chèn ép vào dây thần kinh, giúp họ không còn gặp các cơn đau nữa.
Xem thêm:
- Mẫu bệnh án đau thần kinh tọa mới nhất của Bộ y tế
- Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân, cách giảm đau ở bà bầu
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hiện tượng đau nhức từ mông xuống bắp phải, trái mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân phát sinh để từ đó có hướng khắc phục cũng như phòng tránh phù hợp. Xin chân thành cảm ơn!