Đau nhức chân về đêm là tình trạng bệnh lý xảy ra với không ít người. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Dấu hiệu này có liên quan tới bệnh lý nào nguy hiểm hay không? Câu trả lời sẽ được đưa ra trong nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đau nhức chân về đêm
Chân là bộ phận gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể, chính vì vậy đây cũng là vị trí thường gặp các cơn đau nhức, bệnh lý về khớp, viêm khớp. Bên cạnh đó các nguyên nhân gây đau nhức thường khá đa dạng, không đặc trưng vì vậy khó phán đoán được nguyên nhân cụ thể. Khi gặp phải tình trạng đau nhức chân về đêm thì có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:
Thay đổi thời tiết
Sự giao mùa khiến thời tiết, nhiệt độ có sự thay đổi đáng kể. Khi này người bệnh thường gặp các cơn đau nhức chân về đêm do hệ thống thần kinh gây ra. Nhiều người thường lầm tưởng nguyên nhân do vấn đề cơ bắp, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Sự tăng trưởng và hoạt động nhiều của hệ thống thần kinh khiến hàm lượng vitamin D trong cơ thể tăng cao, gây ra các cơn đau nhức khi cơ thể cần thích nghi với sự thay đổi này.
Cơ thể thiếu nước
Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước hay mất nước do tiêu chảy, sốt kéo dài sẽ gây ra mất cân bằng điện giải trong máu khiến người bệnh bị đau nhức chân. Khi gặp các cơn đau nhức chân về đêm hãy thử uống khoảng 300 – 500ml nước để có thể giảm đau tạm thời. Bên cạnh các cơn đau nhức bạn sẽ thấy các triệu chứng như da khô, đói nhiều, đi tiểu ít.
Thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng có thể gây ra các cơn đau nhức. Cơ thể thiếu hụt canxi, kali và magie sẽ khiến các cơ bị yếu, loãng xương và gây đau chân. Khi này bạn nên cân bằng lại chế độ ăn để khắc phục tình trạng đau nhức chân về đêm.
Do ban ngày hoạt động mạnh, nhiều ở chân
Ban ngày nếu như bạn tập các bài thể dục có cường độ quá mạnh hay tham gia hoạt động cần nhiều sức ở chân sẽ gây giãn cơ tạm thời. Lúc này khi đêm về tình trạng đau nhức mới diễn ra do cơ thể chưa kịp thích nghi với cường độ của bài tập.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý cũng gây ra triệu chứng đau nhức chân về đêm đó là tiểu đường, thoái hóa khớp, huyết áp cao, viêm khớp.
Do mang thai
Sự chèn ép của thai nhi lên cơ thể, cột sống của mẹ khiến mẹ dễ gặp các cơn đau lưng. Vào những tháng cuối thai kỳ khi thai ngày càng lớn, em bé nằm sâu xuống bụng dưới thì áp lực này càng gia tăng. Sự chèn ép khi này lan rộng, gây ra đau nhức chân, bắp chân và chuột rút.
Xương bị lão hóa
Theo tuổi tác xương sẽ loãng dần, đi kèm theo đó là sự suy giảm chức năng của các khớp. Lúc này các cơn đau nhức tại chân sẽ xuất hiện thường xuyên, người bệnh còn có thể gặp thêm các cơn đau do chuột rút mang tới.
Cách giảm đau nhức chân về đêm
Thực tế có thể thấy đau nhức chân do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy để giảm đau hiệu quả người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây đau nhức. Từ đó mới có cách điều trị phù hợp, nhanh chóng nhất.
Một số cách giảm đau nhức chân về đêm thường được áp dụng đó là:
Tập luyện cường độ vừa phải
Đối với các cơn đau nhức do giãn cơ bắp cần tập luyện với cường độ vừa phải, mức độ tập tăng dần để cơ thể, bắp chân có thể thích nghi. Từ đó sẽ giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
Tăng cường nghỉ ngơi
Khi công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều hay đứng nhiều sẽ khiến chân dễ bị đau nhức. Khi này hãy nghỉ ngơi khi có thể, thay đổi tư thể để giảm bớt áp lực lên chân.
Thay đổi chế độ ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung thêm các thực phẩm giàu omega 3, canxi, kali và các khoáng chất cần thiết sẽ mang tới hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Đi kèm theo đó cũng đẩy lùi được các cơn đau.
Ngâm chân bằng nước muối ấm
Pha chút gừng, muối vào nước ấm và ngâm chân mỗi tối sẽ giúp tăng cường việc lưu thông khí huyết, từ đó giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
Xoa bóp, massage vùng chân bị đau nhức
Massage vùng chân bị đau cùng với dầu, rượu thuốc, rượu gừng….sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp máu được tuần hoàn liên tục, giảm đau hiệu quả.
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
Bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các cơn đau nhức.
Thăm khám bác sĩ khi nguyên nhân do bệnh lý
Với đau nhức do bệnh lý người bệnh cần thăm khám để nhận được sư tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Với phác đồ điều trị phù hợp, khi bệnh được cải thiện thì các cơn đau nhức cũng dần biến mất.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau nhức chân về đêm đã được đưa tới bạn đọc qua nội dung bài viết. Với những thông tin bổ ích này chắc hẳn bạn đọc đã biết cách giảm các cơn đau nhức chân một cách hiệu quả. Hãy bắt tay thực hiện nay để mang tới sự thoải mái, dễ chịu cho đôi chân bạn nhé!