Đau nhói sau lưng là tình trạng thường gặp ở nhiều người do các nguyên nhân khác nhau. Mỗi vị trí đau lưng như bên trái hay phải lại báo hiệu một vấn đề sức khỏe khác nhau. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết!
Đau nhói sau lưng bên trái
Đau nhói sau lưng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là các nguyên nhân như:
- Chấn thương
Các chấn thương do tai nạn, va chạm, bị ngoại lực tác động… có thể ảnh hưởng trực tiếp lên xương và cơ, dẫn đến đau nhói sau lưng bên trái. Tuy nhiên, các cơn đau lưng này không quá nghiêm trọng mà thường: Xuất hiện đột ngột và kết thúc nhanh, tập trung ở một vị trí, tăng lên khi cử động ở vị trí đau nhức…
Mặc dù không nguy hiểm bởi chỉ là chấn thương bên ngoài tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý chụp chiếu để điều trị kịp thời các tổn thương xương khớp (nếu có), phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
- Các bệnh liên quan đến tim
Các bệnh liên quan đến tim như: Viêm ngoài màng tim, đau tim, phình động mạch chủ… đều có thể tăng nguy cơ bị đau nhói sau lưng bên trái. Ngoài triệu chứng đau lưng, người bệnh còn cảm nhận rõ sự khó chịu ở lồng ngực cũng như đau nhói khi vận động mạnh.
- Phổi tắc nghẽn
Phổi tắc nghẽn có thể hình thành các cục máu đông lớn khiến người bệnh cảm nhận rõ cơn đau nhói phía sau tim (vùng lưng bên trái), đau bụng dưới, cổ, vai…
- Ung thư
Một số loại bệnh ung thư có thể dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái như: Ung thư vú và ung thư phổi. Tình trạng này xảy ra do các khối u chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến tạo áp lực lên cột sống.
Đau nhói sau lưng bên phải
Đau nhói sau lưng bên phải thường do các loại bệnh về xương khớp và một số bệnh lý khác gây ra, trong đó có thể kể đến:
- Thoát vị đĩa đệm
Những người bị thoát vị đĩa đệm thường có các triệu chứng đau nhức vùng sau lưng bên phải do nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Đây là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh do đó cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là bệnh lý thường xuất hiện ở những người trung niên, cao tuổi, người lao động nặng nhọc kéo dài dẫn đến xương khớp lão hóa. Tình trạng này gây ra các cơn đau nhói sau lưng và phổ biến là vùng lưng phải, các cơn đau có thể lan rộng xuống hông và phần chân.
- Đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn có thể khiến người bệnh đối mặt với chứng đau lưng bên phải. Ngoài ra, người bị đau dây thần kinh liên sườn còn kèm theo các triệu chứng như sụt cân, chán ăn, khó thở, thở dốc…
- Đau ruột thừa
Những người bị viêm đau ruột thừa thường có các cơn đau phía sau lưng bên phải, đau vùng rốn và kèm theo sốt nhẹ. Đau ruột thừa cần được điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Cách điều trị đau nhói sau lưng
Để cải thiện và điều trị đau nhói sau lưng, người bệnh có thể chú ý một số biện pháp như:
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Việc nghỉ ngơi có thể giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng lưng. Đặc biệt với những người thường xuyên ngồi quá lâu hoặc vận động nặng dẫn đến căng cơ, đau nhức dây thần kinh cần chú ý thường xuyên thư giãn vùng lưng để phòng ngừa các cơn đau nhức.
Sử dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau giúp làm dịu cơn đau lưng dưới bả vai hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo thuốc aspirin, naproxen hoặc ibuprofen… theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau dẫn đến cảm giác khó chịu do đau lưng.
Xoa bóp
Việc xoa bóp có thể giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau thắt cơ, thả lỏng cơ bắp cũng như tăng cường lưu thông máu đến các khu vực bị đau nhức. Bạn có thể tự xoa bóp tại nhà bằng các loại dầu chuyên dụng để tăng hiệu quả của quá trình điều trị.
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp cơ xương và dây thần kinh thư giãn, từ đó giảm chứng đau phía sau lưng nhanh. Người bệnh có thể dùng khăn bọc đá lạnh hoặc các loại dược liệu sao nóng và chườm lên vùng lưng bị đau để giảm nhanh cơn đau do bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị đau nhói sau lưng không phổ biến nhưng có thể được chỉ định trong các trường hợp: tủy sống ảnh hưởng nghiêm trọng, biến dạng cột sống, không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị nội khoa khác.
Nhìn chung, đau nhói sau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người bệnh không nên chủ quan nếu tình trạng này kéo dài. Thay vào đó, hãy thăm khám y khoa để các bác sĩ xác định vấn đề, tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.