Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng khiến chị em lo lắng không biết do nguyên nhân gì? Tình trạng này có phải bệnh lý nào gây ra không? Biện pháp để giảm đau lưng, đau bụng kèm ra huyết nâu là gì? Cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng biểu hiện bệnh gì?
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau có thể là dấu hiệu cảnh hiệu cảnh báo các bệnh lý vùng kín, nhóm bệnh về thận hoặc bệnh xương khớp. Cụ thể:
Nhóm bệnh vùng kín
Những tình trạng bất thường ở vùng kín có thể gây đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng bao gồm:
- Viêm cổ tử cung: Khi cổ tử cung bị viêm, chị em sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ, đau nhức lưng kèm theo hiện tượng ra huyết màu nâu, xanh hoặc vàng, dịch âm đạo cũng sẽ tiết ra nhiều hơn bất thường.
- Viêm âm đạo: Đây là bệnh phụ khoa phổ biến nhất. Biểu hiện viêm âm đạo là khí hư, lưng và bụng đau âm ỉ,…Bệnh nếu không phát hiện và điều trị nhanh chóng có thể dẫn tới hiện tượng viêm lan rộng ra các cơ quan khác như tử cung, buồng trứng.
- U nang buồng trứng: Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng là những cơn đau nhức lưng, đau bụng âm ỉ. Cơn đau có thể lan xuống vùng đùi.
- Viêm vùng chậu: Tình trạng này thường gặp ở những người đặt vòng tránh thai mà bị nhiễm trùng. Bệnh khiến chị em bị đau nhức ở lưng, khớp háng, dịch âm đạo tiết ra nhiều.
Nhóm bệnh thận
Những người bị viêm thận, suy thận hoặc sỏi thận cũng có bị đau lưng kèm đau bụng. Bên cạnh đó là các biểu hiện khác như: Đái rắt, nước tiểu có màu hồng nhạt, đau bụng dọc theo niệu quản, đau lưng, buồn nôn,….
Nhóm bệnh về xương khớp
Đôi khi tình trạng đau bụng, đau lưng cũng phản ánh các bệnh lý về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…Cơn đau có thể xuất hiện đầu tiên tại vị trí bị tổn thương, sau đó lan sang các vị trí khác. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày.
Nguyên nhân gây đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh hoàn toàn có thể nhận định được bản thân mình đang có biểu hiện gì, cường độ cơn đau ra sao.
Chẳng hạn như chị em phụ nữ trước kỳ hành kinh khoảng 2-3 ngày thường ra huyết nâu, đau bụng, đau lưng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của mỗi người, không phải là dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nguy hiểm nào.
Một số người còn có thể đau bụng, đau lưng trong suốt thời gian hành kinh. Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, tình trạng này có thể là do cơ thể chị em đang mất cân bằng hormone. Hoặc tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng cũng có thể là do yếu tố di truyền của mẹ.
Tuy nhiên nếu bạn quan sát dịch tiết ra là máu màu hồng nhạt thì chứng tỏ bản thân đang chuẩn bị có thai. Để chắc chắn hơn, chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, quan sát các bất thường trên cơ thể hoặc sử dụng que thử thai để kiểm tra.
Biện pháp giảm đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng
Nếu bạn nghi ngờ hiện tượng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng là bệnh lý thì nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất. Trường hợp cơn đau lưng, đau bụng đơn thuần kéo dài thì bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, không nên mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức.
Có thể lúc này xương khớp người bệnh đang bị tổn thương. Do đó bạn cũng nên điều chỉnh lại tư thế làm việc và thói quen sinh hoạt. Người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, khoa học.
Khi bị đau bụng, đau lưng kèm ra huyết nâu trước thời gian hành kinh thì đây không phải vấn đề đáng ngại. Chị em nên thư giãn cơ thể và thực hiện theo một số mẹo hỗ trợ giảm đau sau:
- Không nên ăn đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt trong những ngày hành kinh, nhất là đường và muối vì hai loại gia vị này sẽ khiến cơ thể chị em khó chịu hơn.
- Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích như cafe, rượu, bia,…
- Nên uống nhiều nước để tránh bị mệt mỏi, đuối sức khi cơn đau tái phát.
- Để giảm đau, chị em có thể thực hiện chườm nóng/ chườm lạnh.
- Nếu cơn đau dữ dội có thể dùng thuốc hỗ trợ giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên chị em cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng thuốc để tránh phản ứng phụ gây hại.
Trên đây bài viết đã cung cấp tới bạn thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng. Bạn hãy chia sẻ ngay bài viết tới bạn bè, người thân của mình nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới những thông tin trên!