Đau lưng khi mang thai có thể là một triệu chứng bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể báo hiệu cơ thể đang gặp một vấn đề nào đó. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Đau lưng khi mang thai tuần đầu
Bị đau lưng khi mới mang thai tuần đầu là một trong những dấu hiệu báo có thai sớm mà mẹ bầu cần chú ý. Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ cảm nhận triệu chứng đau nhức ở vùng dọc đốt sống lưng kèm theo các triệu chứng khác như đau tức ngực, ợ chua, chóng mặt, buồn nôn…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai tuần đầu là do sự thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ. Khi có thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin làm giãn nở dây chằng, tăng khả năng xương khớp lỏng lẻo dẫn đến việc đau dọc thắt lưng.
Đau lưng khi mới mang thai này sẽ không dữ dội mà chỉ xuất hiện nhiều khi mẹ bầu thay đổi tư thế một cách đột ngột. Mẹ bầu có thể giảm đau lưng bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế lực tác động đến phần lưng cũng như massage lưng nhẹ nhàng.
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 2
Mẹ bầu bị đau lưng tháng thứ 2 nằm trong giai đoạn 3 tháng đầu, đây là tình trạng đau lưng phổ biến ở nhiều người. Đau lưng tháng thứ hai vẫn do cơ thể mẹ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi nội tiết tố cũng như phát triển của thai nhi.
Đau lưng ở giai đoạn này thường xuất hiện ở vùng xương chậu, vùng mông hoặc ở hai bên của bắp đùi. Tình trạng này sẽ tăng nặng hơn khi mẹ bầu leo cầu thang, ngồi xuống, đứng lên đột ngột, trở mình khi ngủ…
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 2 cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần giữ sự thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đủ chất. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu ở thai kỳ. Phần lớn bà bầu bị đau lưng trong giai đoạn này là do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể và vấn đề này không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng đau lưng kéo dài ở 3 tháng đầu kèm với dấu hiệu đau dữ dội thậm chí kèm theo động thai có thể bà bầu đang mắc các bệnh lý về xương khớp.
Trong thời kỳ mang thai những tháng đầu, mẹ bầu có sự thay đổi hormone trong cơ thể, kết hợp với dấu hiệu tăng cân là những dấu hiệu sinh lý bình thường của cơ thể.
Nếu tình trạng này kèm theo dấu hiệu đau âm ỉ từng cơn, tiết dịch âm đạo bất thường, có máu, mỏi ở thắt lưng… Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo động thai cần hết sức cẩn thận. Ngoài ra, phụ nữ nếu kèm theo các triệu chứng đau thần kinh tọa, tê bì tay chân, khó khăn khi di chuyển cần chú ý theo dõi để dùng các phương pháp hỗ trợ.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối
Mang thai tháng cuối cùng được xem là giai đoạn có nhiều biến đổi lớn của mẹ bầu và cũng là thời kỳ vất vả nhất. Lúc này, mẹ bầu phải đối mặt với thân hình quá cỡ cũng như các cơn đau nhức mỏi khắp người.
Mẹ bầu bị đau lưng ở tháng này bởi cơ thể chuẩn bị cho kỳ sinh nở khi dây chằng giãn ra, tử cung lớn dần, cơ xương khớp nới rộng đồng thời thai nhi lớn hơn tạo áp lực lên vùng xương chậu khiến lưng cong hơn gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
Đau lưng tháng cuối cần đặc biệt lưu tâm, bởi lúc này mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều biến chuyển và chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở bất kỳ. Do đó, mẹ bầu cần chú ý theo dõi và luôn chuẩn bị một tâm thế tốt nhất, hạn chế mang vác đồ nặng, đứng sai tư thế, chú ý di chuyển nhẹ nhàng…
Bà bầu bị đau lưng có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp đau lưng ở bà bầu đều không nguy hiểm. Bởi các cơn đau này thường xảy ra do sự thay đổi hormone cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai như: thay đổi nội tiết tố, tăng cân, trọng tâm di chuyển… Mặt khác, các cơn đau này thường không kéo dài lâu mà thuyên giảm khi mẹ bầu nghỉ ngơi mà không cần dùng thuốc điều trị.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý. Bởi trong một số trường hợp, đau lưng khi mang thai ở mỗi giai đoạn lại cảnh báo một dấu hiệu y tế nguy hiểm cần chú ý để điều trị sớm. Do đó, thai phụ cần theo dõi mức chuyển biến của các cơn đau, đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường đặc biệt là chảy máu âm đạo và đau bụng.
Cách giảm đau lưng khi mang thai
Để giảm đau lưng khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý duy trì tư thế tốt đặc biệt khi ngủ, ngồi và đứng. Trong đó, chú ý đứng thẳng, hạn chế đi lại nhiều, nghỉ ngơi đầy đủ. Khi ngồi, mẹ bầu nên có phần tựa lưng để giảm áp lực lên vùng lưng. Khi đi ngủ, nên kê khăn nhỏ dưới cổ và lưng…
Mẹ bầu có thể kết hợp với các phương pháp massage, chườm nóng, châm cứu… để giảm các cơn đau nhức vùng lưng. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ.
Chú ý tập luyện và vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ để tốt cho thai kỳ.
Đau lưng khi mang thai không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bà bầu. Do đó, trong quá trình mang thai cần chú ý theo dõi sức khỏe để có phương pháp xử lý kịp thời nhất.