Đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên và hướng dẫn kỹ thuật đi bộ đúng cách nhằm hạn chế những chấn thương không mong muốn.
Đau khớp gối có nên đi bộ không?
Đau khớp gối là bệnh lý xương khớp mà bất kỳ ai cũng không muốn gặp phải. Bởi đau khớp gối sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, suy giảm khả năng vận động của người bệnh. Nếu không điều trị sớm, để triệu chứng tiến triển lâu dài thì bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề về khớp gối nguy hiểm như thoái hóa khớp.

Nhiều người bệnh thắc mắc rằng đau khớp gối có nên đi bộ không. Vì có một số ý kiến cho rằng đi bộ có thể khiến các cơn đau nhức trầm trọng hơn và ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp cho biết rằng người bị đau khớp gối vẫn nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng để các khớp được chuyển động linh hoạt.
Vì bản chất của khớp gối và các khớp đó là chuyển động. Khi chuyển động, máu sẽ tuần hoàn đều đặn, mang chất dinh dưỡng đi nuôi xương khớp. Từ đó, hệ thống xương khớp trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên vận động, đi lại hàng ngày miễn sao không gây làm cơn đau gia tăng là được.
Tóm lại, khi bị đau khớp gối, bạn có thể vận động bằng cách đi bộ nhẹ nhàng từ 20 – 30 phút mỗi ngày là tốt nhất.
Đi bộ khi bị đau khớp gối có lợi ích gì?
Duy trì vận động, cụ thể là đi bộ khi bị đau nhức khớp gối sẽ mang đến các lợi ích cụ thể. Chẳng hạn, việc vận động sẽ giúp người bệnh kiểm soát, làm giảm các cơn đau nhức, sưng viêm, hồi phục khả năng di chuyển của đầu gối. Đi bộ còn giúp người bệnh giảm lo âu, căng thẳng, kiểm soát được một số bệnh tật trong cơ thể như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
Bên cạnh đó, thường xuyên đi bộ sẽ giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh và không bị tăng cân béo phì. Bởi tăng cân béo phì cũng chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, tăng áp lực lên khớp gối.
Cách đi bộ đúng cách cho người bị đau khớp gối
Khớp gối đang chịu những tổn thương nhất định nên người bệnh cần lưu ý đi bộ đúng kỹ thuật để tránh gây hại cho khớp gối. Bạn lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật đi bộ như sau:

Khởi động
Trước khi tiến hành đi bộ, bạn nên thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để làm giãn khớp gối. Lúc này, bạn nên đi qua đi lại khoảng 4 – 5 phút để các khớp nóng lên và không cảm thấy đột ngột khi vận động.
Đối với những người mắc bệnh đau khớp gối ở mức độ nặng, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia khi thực hiện kéo giãn đầu gối, hông… để giảm các chấn thương khi thực hiện.
Cách đi bộ đúng cách
Khi thực hiện đi bộ, người bệnh cần lưu ý những điều như sau:
- Khi đi bộ, người bệnh nên duy trì hơi thở, hít vào thở ra một cách đều đặn.
- Trước hết, bạn có thể đi bộ nhanh trong vòng 5 phút, sau đó đi bộ vừa phải trong vòng 25 – 30 phút.
- Người bệnh nên dành thời gian đi bộ là 3 – 4 lần hàng tuần để giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
- Người bệnh cần giữ cho mình một tư thế chính xác để đi bộ, nhằm hạn chế những chấn thương không đáng có.
- Lựa chọn một đôi giày vừa vặn, phù hợp, thoải mái cũng là yếu tố quan trọng khi người bệnh bắt đầu thực hiện bài tập đi bộ.
- Nếu cơn đau nhức nhiều thì bạn có thể sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như gậy để giúp giảm tổn thương, đau nhức khi tập luyện.
Đau khớp gối có nên đi bộ không đã được chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết trên. Các cơn đau khớp gối sẽ thuyên giảm sau một thời gian người bệnh thực hiện bài tập đi bộ đúng cách. Tuy nhiên khi cơn đau dữ dội hơn thì bạn nên ngừng tập luyện và trao đổi với bác sĩ để điều trị đúng cách.