Đau khớp bàn chân là tình trạng thường xảy ra do va chạm giữa khớp với các tác nhân bên ngoài hoặc do một số bệnh lý xương khớp liên quan. Tình trạng đau khớp bàn chân không gây nguy hiểm nếu được điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu người bệnh không thực hiện điều trị, đau khớp bàn chân có thể kéo theo những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Đau khớp bàn chân là bị làm sao?
Chèn ép dây thần kinh
Mang giày, dép chật, đi giày cao gót trong thời gian dài có thể khiến phần dây thần kinh ở bàn chân chịu áp lực dẫn đến những cơn đau khó chịu. Nếu phần dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể dẫn đến bệnh lý hội chứng ống cổ chân. Người bệnh thường có cảm giác đau nhức, tê bì khắp từ mu bàn chân, gót chân và lan rộng khắp cả bàn chân.
Thoái hóa khớp

Tình trạng thoái hóa khớp thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Theo quá trình lão hóa, các khớp xương, sụn xương bị mài mòn dẫn đến tình trạng đau nhức âm ỉ khó chịu. Cơn đau phát triển mạnh khi người bệnh thực hiện các vận động quá sức.
Khớp gót chân và khớp bàn chân là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất. Thoái hóa khớp nặng có thể dẫn đến các biến chứng như: mất khả năng cử động ngón hoặc cả bàn chân, bàn chân cong vẹo, khó khăn trong việc đi lại,…
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn, thường xảy ra ở các vùng khớp hoạt động trên cơ thể. Ở bàn chân vùng khớp ngón chân, cổ chân thường là nơi xuất hiện bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các khớp bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, virus,… Ngoài ra, cơ địa yếu, di truyền, môi trường sống,… cũng gây tác động một phần. Bệnh viêm khớp dạng thấp theo thời gian sẽ gây phá hủy khớp nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh gout
Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể acid uric tích tụ xung quanh các khớp, gây biến dạng khớp và những cơn đau nhức khó chịu. Khi bị bệnh gout, vùng da xung quanh khớp sẽ xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ. Khi bệnh gout phát triển nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng sốt, đau dữ dội vào ban đêm.
Chấn thương
Tình trạng đau khớp bàn chân có thể gặp sau khi vận động mạnh hoặc khớp chịu va đập với các tác nhân bên ngoài. Tùy vào tình trạng tổn thương, đau khớp bàn chân có thể được chữa khỏi bằng việc nghỉ ngơi kết hợp với vật lý trị liệu.
Bàn chân bẹt
Bàn chân của người bình thường sẽ có hình dáng hơi cong để giảm phản lực từ đất. Người có bàn chân bẹt thường phải chịu toàn bộ phản lực dội từ đất khi đặt chân xuống đất nên sẽ dễ bị tổn thương hơn chân của người bình thường.
Người có bàn chân bẹt thường có thói quen hai phần đầu gối chụm lại, còn 2 bàn chân lại xòe ra 2 bên. Khi đi bộ trong thời gian dài, bàn chân chịu áp lực nên người bệnh thường chịu những cơn đau dữ dội.
Điều trị đau khớp bàn chân
Chườm lạnh
Đối với tình trạng đau khớp bàn chân do chấn thương gây ra, bạn có thể dùng phương pháp chườm lạnh để làm giảm sưng, tiêu viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh y tế hoặc dùng khăn mềm bọc đá và chườm nhẹ nhàng lên bàn chân. Thời gian chườm kéo dài khoảng 10 phút, không chườm quá lâu sẽ gây bỏng lạnh và tổn thương các mạch máu.
Không mang giày chật, giày cao gót
Mang giày chật, giày cao gót sẽ khiến các mạch máu không được lưu thông, hệ thống dây thần kinh chịu áp lực. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại giày hỗ trợ xương khớp, vừa vặn, không quá rộng hoặc quá chật.
Dùng gậy hoặc nạng
Khi đang bị tổn thương khớp bàn chân, bạn nên sử dụng gậy hoặc nạng để hỗ trợ cho việc di chuyển. Điều này giúp phần bàn chân không phải chịu áp lực từ cơ thể, hạn chế những cơn đau khớp và giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Massage bàn chân
Massage bàn chân có tác dụng tăng cường quá trình tuần hoàn máu, tăng hiệu quả chữa lành đau nhức xương khớp, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Bạn có thể tìm hiểu các bài massage bàn chân và thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh lý.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Để điều trị tình trạng đau khớp bàn chân ngoài việc tập luyện, người bệnh cũng cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất. Khi bị đau khớp, thực đơn ăn uống nên tập trung vào những thực phẩm chứa nhiều canxi, khoáng chất, rau xanh,… Hạn chế rượu bia, đồ uống có gas, thức ăn nhanh,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau khớp bàn chân. Đây là tình trạng có thể xuất hiện do chấn thương, tai nạn hoặc bệnh lý. Tùy vào mức độ tổn thương xương khớp mà người bệnh cần thực hiện kiểm tra và điều trị đúng phương pháp. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh đau khớp bàn chân có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm đế sức khỏe, thậm chí là tàn tật hoặc bại liệt.