Đầu gối kêu lạo xạo có thể là biểu hiện cho thấy khớp gối đang bị tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương, thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc do các bệnh lý về xương khớp. để hiểu rõ hơn về hiện tượng này hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Đầu gối kêu lạo xạo là bị làm sao?
Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp tình trạng đầu gối kêu lạo xạo nhưng không kèm theo cảm giác đau. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện cùng với các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ thì rất có thể bạn đã mắc phải những chứng bệnh nguy hiểm về xương khớp.

Các bệnh lý xương khớp có thể gây ra tình trạng trên đó là:
Viêm xương khớp
Đầu gối kêu lạo xạo khi vận động, di chuyển là một trong những dấu hiệu cảnh báo chứng viêm xương khớp. Phản ứng viêm sẽ gây thương tổn cho lớp sụn khớp, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau khi người bệnh vận động, đi lại kèm theo âm thanh lạo xạo.
Thoái hóa khớp
Dấu hiệu thường thấy của bệnh lý thoái hóa khớp là âm thanh lạo xạo phát ra tại khớp gối trong khi hoạt động. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do lớp sụn bao đầu xương bị bào mòn khiến chúng cọ vào nhau lúc vận động và gây ra tiếng kêu.
Người bệnh còn có cảm giác đau và cứng khớp khi đi lại. Cơn đau nặng nề hơn khi bệnh nhân vận động mạnh. Tình trạng này thường diễn ra ở nhóm người trong độ tuổi trung niên.
Loãng xương
Âm thanh lạo xạo ở đầu gối khi hoạt động, đi lại có thể là biểu hiện của bệnh loãng xương. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở cả phụ nữ và nam giới. Bệnh lý này không gây ra cảm giác đau đớn và thường được phát hiện sau khi người bệnh bị gãy xương.
Gai khớp gối
Các gai xương khi hình thành sẽ chèn ép vào dây thần kinh, chọc vào mô mềm làm bệnh nhân đau đớn cả khi nghỉ ngơi.
Lúc này, hiện tượng bào mòn sụn khớp đã xảy ra, lượng dịch khớp giảm đi do viêm khiến khớp xương bị khô. Trong quá trình vận động, các gai xương bị cọ xát vào nhau tạo ra tiếng lạo xạo, lục cục.
Khô khớp gối
Bệnh khô khớp diễn ra khi lượng dịch bôi trơn ở đầu khớp bị giảm sản sinh khiến sụn khớp ngày càng mòn đi. Âm thanh lạo xạo, lục cục thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và người bệnh thường không bị đau đớn, nhức mỏi gì.
Chữa bệnh khớp gối kêu lạo xạo
Qua tình trạng khớp gối kêu lạo xạo cùng các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân có thể cơ bản xác minh được mình đang gặp tình trạng gì.

Mặc dù vậy, để biết chính xác tình trạng bệnh bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện những biện pháp để phòng bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
Các biện pháp đơn giản dễ dàng thực hiện tại nhà
Đối với các trường hợp mới xuất hiện hiện tượng khớp gối kêu lạo xạo, không có biểu hiện đau thì có thể áp dụng vật lý trị liệu, nghỉ ngơi tại nhà.
Chườm lạnh hoặc nóng: Nếu hiện tượng trên xảy ra sau chấn thương, bạn có thể sử dụng cách này để giảm đau và giảm sưng viêm. Trường hợp không bị viêm khớp gối thì nên chườm ấm nhằm giảm đau, tăng cường lưu thông máu và cải thiện hiện tượng khô khớp, khớp kêu lạo xạo khi cử động.
Nghỉ ngơi phù hợp: Vận động, làm việc quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến ổ khớp và làm khởi phát cơn đau nhức tại đây. Vì thế, bạn cần nghỉ ngơi sau khi hoạt động để khớp gối có thời gian phục hồi các thương tổn và giảm nhẹ triệu chứng do bệnh gây ra.
Sử dụng thuốc
Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sỹ có thể chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc chống viêm không steroid, Aspirin, Acetaminophen, Panadol. Trường hợp bệnh nặng có thể cân nhắc tiêm Cortisone.
Can thiệp y tế
Nếu hiện tượng đầu gối kêu lạo xạo diễn ra do những bệnh lý mạn tính về xương khớp thì bạn cần tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sau khi chẩn đoán xác định bệnh, bác sỹ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để chỉ định các kỹ thuật can thiệp thích hợp với từng người.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Trường hợp khô khớp, khớp gối kêu lạo xạo do thói quen sinh hoạt không phù hợp thì bạn cần thay đổi ngay. Tạo cho mình lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp làm giảm tốc độ phát triển bệnh và ngăn ngừa cơn đau xảy ra.
- Kiểm soát cân nặng của bản thân, giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải.
- Hạn chế đi giày cao gót, lười vận động hoặc vận động quá mạnh vì những thói quen này sẽ gây áp lực lớn lên xương khớp, tăng nguy cơ tổn thương khớp.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống, đồ ăn gây hại cho hệ xương khớp.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, canxi, những dưỡng chất này rất cần thiết đối với xương khớp.
Tóm lại, nếu phát hiện bản thân có hiện tượng đầu gối kêu lạo xạo, kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì bạn nên chủ động tới các bệnh viện, cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và có hướng chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng phức tạp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.