Đau dây thần kinh lưng do đâu? Cách điều trị bệnh như thế nào? Đây là hai câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin dưới đây!
Đau dây thần kinh lưng là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dây thần kinh lưng có bản chất là một dạng tổn thương dây thần kinh tọa – dây thần kinh dài nhất trong cơ thể người. Khi dây thần kinh lưng bị tổn thương hoặc chèn ép, huyết sẽ ứ đọng lại gây tê bì, đau lưng cho người bệnh.
Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều bất lợi trong công việc và cuộc sống thường ngày. Ở một số trường hợp, cơn đau do bệnh gây ra có thể tăng dần cấp độ khiến khả năng vận động của người bệnh giảm sút.
Nguyên nhân đau dây thần kinh lưng
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh lưng đa dạng, được chia thành 2 nhóm chính dưới đây:
Do nguyên nhân cơ học
- Mang vác vật nặng quá sức: Những người làm việc nặng nhọc, mang vác vật quá sức bằng lưng sẽ khiến cột sống chịu áp lực lớn. Từ đây gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ngồi sai tư thế làm việc: Làm việc sai tư thế trong thời gian khiến cột sống dễ bị cong vẹo, ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh ở lưng, gây đau nhức, tê bì xương khớp.
- Do thói quen sinh hoạt xấu: Lười vận động, ngủ nghỉ sai tư thế cũng khiến cơn đau dây thần kinh lưng tái phát.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Những người cơ địa khó hấp thụ, chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơn đau dây thần kinh ở lưng xuất hiện.
Nguyên nhân do bệnh lý
Đau dây thần kinh lưng có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý sau:
- Thoái hóa cột sống lưng: Đây là bệnh lý hàng đầu khiến người bệnh bị đau dây thần kinh lưng. Kèm theo đó, khi người bệnh vận động, cơn đau gia tăng cấp độ.
- Lão hóa xương khớp: Tuổi càng cao thì các cơ quan, mô tế bào trong cơ thể cũng dần lão hóa. Đối với những người từ 55 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị đau dây thần kinh do ảnh hưởng của tình trạng lão hóa xương khớp.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi bị thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm bị lệch sẽ chèn ép, gây tổn thương cho dây thần kinh khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức, tê bì lưng dữ dội.
Dấu hiệu đau dây thần kinh lưng
Những triệu chứng của đau thần kinh lưng rất rõ rệt. Nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những bất thường sau thì nên thận trọng với căn bệnh này:
- Đau lưng âm ỉ: Cơn đau do bệnh gây ra thường diễn ra âm ỉ tại lưng, sau đó lan dần xuống các bộ phận khác như đùi, bắp chân, ngón chân. Khi người bệnh cười, hắt hơi, nghiêng người, đi lại,…cơn đau sẽ càng dữ dội. Khi thời tiết chuyển mùa, cơn đau sẽ tái phát liên tục.
- Cứng, tê buốt khớp: Bệnh đau dây thần kinh lưng sẽ xuất hiện kèm theo triệu chứng cứng, tê buốt khớp. Việc vận động của người bệnh trở nên khó khăn, nhất là vào buổi sáng sớm do máu không thể lưu thông được.
- Khó đứng thẳng lưng: Bệnh khiến người mắc khó đứng thẳng lưng. Chỉ cần một cử động nhẹ ở lưng như xoay người, ngồi dậy cũng tạo cơ hội cho cơn đau tái diễn.
- Rối loạn cảm giác: Khi dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác. Thậm chí đã có trường hợp mất kiểm soát tiểu tiện, teo cơ chân, mất cảm giác chi dưới,…
- Dáng đi thay đổi: Người bệnh khó đi thẳng lưng, dáng đi kiểu tập tễnh, cong vẹo cột sống hoặc xương lưng bị biến dạng, gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
- Dấu hiệu khác: Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, cơ thể suy nhược,…
Cách điều trị đau dây thần kinh lưng
Với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị đau dây thần kinh lưng. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng can thiệp y tế phù hợp.
- Sử dụng thuốc Tây y: Nếu tình trạng đau dây thần kinh lưng là do bệnh lý gây ra thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc. Các loại thuốc chữa bệnh thường dùng có thể là thuốc giảm đau, thuốc tiêm viêm, thuốc giãn cơ,…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Điều chỉnh tư thế làm việc, nghỉ ngơi, tăng cường rèn luyện thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học,…là những phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dây thần kinh lưng tại nhà hữu hiệu.
- Áp dụng các bài tập trị liệu: Người bệnh có thể tham khảo các bài tập vật lý trị liệu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đẩy lùi bệnh nhanh hơn.
- Massage, xoa bóp: Song song với việc dùng thuốc và vật lý trị liệu, người bệnh nên thường xuyên massage, xoa bóp để làm đi triệu chứng của bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đau dây thần kinh lưng mà bài viết muốn giới thiệu tới bạn đọc. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!