Đau dây chằng cổ là một trong những bệnh lý phổ biến, rất dễ mắc ở nhiều đối tượng khác nhau, gây ra những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về đau dây chằng cổ cùng những triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Triệu chứng đau dây chằng cổ
Dây chằng được biết là hệ thống gắn kết giữa khu vực đốt sống, đĩa đệm giúp đảm bảo cổ được vận động linh hoạt và nhanh chóng. Đau dây chằng cổ xảy ra khi vùng dây chằng bị viêm nhiễm, sưng tấy,… gây ra các cơn đau nhức khó chịu.

Đau dây chằng cổ khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm và khó kiểm soát. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh lý đau dây chằng cổ mà bạn nên chú ý:
- Ở giai đoạn đầu, các cơn đau xảy ra ở khu vực 1 bên cổ, sau đó lan dần xuống các vị trí như cánh tay, đầu, bả vai,..
- Xuất hiện tình trạng đau nửa đầu sau
- Hoạt động di chuyển hoặc đơn giản như xoay, cúi, gấp cổ gặp khó khăn
- Vùng da ở khu vực cổ có cảm giác nóng và căng cứng hơn so với những vùng da bình thường
- Có cảm giác châm chích nhẹ ở vùng đầu ngón tay hoặc ngón chân
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
- Xuất hiện tình trạng chán ăn, sụt giảm cân nặng
- …
Nếu như các tình trạng trên xuất hiện nhiều lần, các bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời và nhận được lời khuyên từ các bác sĩ và chuyên gia y tế.
Nguyên nhân bị đau dây chằng cổ
Bệnh đau dây chằng cổ thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân chính mà rất nhiều người bệnh hay mắc phải.
- Bệnh lý nền: Rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý nền như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm,.. thường hay xảy ra tình trạng đau dây chằng cổ. Nguyên nhân là do khi các đốt sống bị thoái hóa, lão hóa,… sẽ làm mất ổn định các cấu trúc, gây ra áp lực lên các bộ phận xung quanh. Ở tình trạng thoát vị đĩa đệm, khi các dịch nhầy bị thoát ra bên ngoài qua các vết rách, nứt,.. sẽ đè né và tác động lên các tuyến dây chằng.
- Chấn thương khu vực cổ: Khi người bệnh gặp phải chấn thương tại khu vực vùng cổ sẽ khiến các tuyến dây chằng cổ bị đau nhức, đồng thời tác động lên các hệ thống mô, cơ thần kinh lân cận. Việc chấn thương cổ này xảy ra khi người bệnh tập thể thao sai tư thế hoặc mang vác nhiều đồ vật nặng trên vai.
- Hoạt động nặng trong thời gian dài: Việc hoạt động nặng trong thời gian dài hoặc trong một tư thế có thể làm tăng áp lực lên hệ thống đốt sống, vùng đĩa đệm hoặc các tuyến dây chằng, dây thần kinh, cơ bắp,.. gây nên tình trạng căng, đau nhức vùng dây chằng cổ.
Bên cạnh những lý do trê, tình trạng đau dây chằng cổ còn xuất phát do tình trạng viêm nhiễm vùng cổ nếu không được kiểm soát, tuổi tác cao gây nên tình trạng thoái hóa, lão hóa, các yếu tố thời tiết như độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột hay do người bệnh ngủ, làm việc sai tư thế,..
Đau dây chằng cổ phải làm sao?
Để có thể điều trị đau dây chằng cổ, nếu các cơn đau tái phát nhiều, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm, chống viêm,.. để hạn chế các cơn đau. Một số loại thuốc giảm đau mà bạn có thể tham khảo như paracetamol, salonpas, voltaren,…

Ngoài ra, các bạn có thể áp dụng các phương pháp chườm nóng và chườm lạnh luân phiên để cải thiện các tình trạng đau nhức của dây chằng cổ. Cùng với đó kết hợp thêm xoa bóp, bấm huyệt,.. để giúp cơ thể trở nên thoải mái, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết cho cơ thể.
Đặc biệt, theo chia sẻ từ các chuyên gia, để hạn chế và ngăn ngừa tối đa các tình trạng đau nhức cơ xương khớp, đặc biệt là đau dây chằng cổ, các bạn cần thay đổi thói quen vận động và sinh hoạt của mình. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với các nhóm chất thiết yếu, rèn luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, điều độ, phù hợp với cơ địa của bản thân.
Trong quá trình làm việc và vận động cần có tư thế chuẩn, tránh vận động mạnh hoặc mang vác đồ nặng trên vai quá lâu và quá sức. Trường hợp phải lao động nặng nhọc, cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng để giảm tải áp lực lên cơ thể.
Xem thêm:
- Mỏi cổ là bệnh gì? Cách trị mỏi cổ và gối ngủ hỗ trợ
- 7 đốt sống cổ: Cấu tạo và chức năng, tầm quan trọng
Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi, các bạn sẽ hiệu rõ hơn về bệnh lý đau dây chằng cổ và có thêm nhiều biện pháp để phòng ngừa hiệu quả. Xin hẹn gặp lại ở những bài viết sau trong chuyên mục sức khỏe cùng chúng tôi.