Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp của hệ tiêu hóa. Bệnh có sự phổ biến rộng rãi, tuy nhiên lại là một bệnh lý với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không hiểu rõ và điều trị sớm. Vì vậy, việc biết thêm thông tin về bệnh cũng như các triệu chứng, sự nguy hiểm của bệnh hay cách điều trị bệnh là một việc làm thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cho chúng ta.
Bệnh đau dạ dày hay đau bao tử là gì?
Dạ dày hay còn được gọi thông thường là bao tử, đây là một bộ phận trong cơ thể người và có nhiệm vụ quan trọng trong hệ tiêu hóa. Dạ dày có cấu tạo hình chữ J như một chiếc túi, bên trong là nơi để nhào trộn thức ăn, đồng thời kết hợp với các dịch tiêu hóa tiết ra nhằm giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.
Đau dạ dày hay đau bao tử là một triệu chứng thể hiện tình trạng niêm mạc bên trong dạ dày đang có dấu hiệu của tổn thương từ viêm nhẹ cho đến nặng và loét bao tử. Cơn đau đa phần là âm ỉ và kéo dài thường gặp khi ăn no, khi đói, khi tâm trạng diễn biến xấu hoặc tức giận,…. Kèm theo cơn đau, người bệnh cũng có thể có đầy hơi, uể oải, buồn nôn, nôn ói,….
Thông thường, triệu chứng này sẽ phát triển từ từ, từ những cơn đau nhẹ cho đến nặng. Tuy nhiên, theo nhiều khảo sát, người bệnh chỉ đi thăm khám và điều trị khi cơn đau có dấu hiệu nặng dần, cơ thể không thể chịu đựng được nữa. Điều này khiến bệnh được chữa trị muộn, thời gian điều trị lâu dài. Chưa kể, đôi khi bệnh có những biến chứng có thể nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh rất nhiều.
Vị trí đau dạ dày bên nào?
Vì cấu tạo của dạ dày chiếm một phần không nhỏ diện tích ở phần bụng, nên đôi khi các triệu chứng đau của dạ dày cũng rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý ở cơ quan khác. Vì vậy, để biết chính xác cơn đau dạ dày, chúng ta có ba vị trí đau như sau:
- Đau bụng vùng thượng vị: Vùng thượng vị là cách gọi cho một khoảng nhỏ nằm ở giữa bụng, phía trên rốn và dưới xương ức. Đa phần các cơn đau dạ dày đều xuất hiện ở vị trí này. Tính chất đau thông thường là âm ỉ, kéo dài và cả cơn đau có thể lan đến phía lưng sau hoặc lên ngực. Tuy nhiên, các bệnh lý về tụy và túi mật cũng có thể xuất hiện các cơn đau ở vị trí tương tự. Vậy nên, đau trong đau bao tử còn kèm theo ợ hơi, ợ chua, chán ăn,….
- Đau vùng giữa bụng giữa: Vùng bụng giữa, cách xác định đơn giản nhất chính là vùng giữa rốn. Tại đây, cơn đau vẫn có thể âm ỉ, kéo dài hoặc quặn thắt tùy cơ địa. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, để xác định chính xác đó là đau bao tử, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng đi kèm cơn đau như, buồn nôn, nôn, ợ hơi, tiêu chảy,…. Ngoài ra, cơn đau còn có thể lan sang vùng bên phải của bụng.
- Đau vùng trái hoặc phải: Thực chất cơn đau ở hai vùng này được diễn biến sau khi người bệnh đau bụng ở vùng thượng vị và đây là hiện tượng đau lan sau đó. Người bệnh vẫn cảm nhận cơn đau âm ỉ kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như: Nóng ran vùng bụng, cồn cào, xót ruột,…. Triệu chứng có thể giảm khi người bệnh ăn no.
Đó là các vị trí cơ bản thường xuất hiện cơn đau trong bệnh lý đau dạ dày.
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Những người bị đau dạ dày thường có các triệu chứng sau:
Đau ở vùng thượng vị
Triệu chứng này là triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý ở dạ dày. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn và có khả năng lan sang hai bên, sau lưng, cả ở phần ngực. Đặc biệt, khi người bệnh quá no hoặc đói hay tâm trạng xúc động mạnh, cơn đau sẽ dữ dội hơn. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi, tâm trạng ổn định thì đơn đau sẽ đỡ hơn.
Chán ăn, ăn không ngon
Do dạ dày đang gặp vấn đề, nên thức ăn được tiêu hóa rất chậm. Chính vì nguyên nhân này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy no, không cảm giác thèm ăn, nhìn thấy đồ ăn không ngon miệng và hấp dẫn.
Ợ hơi, ợ nóng hay ợ chua
Do thức ăn tiêu hóa chậm vì chức năng của dạ dày suy yếu, nên thức ăn bắt đầu lên men trong bao tử. Điều này tạo nên những hợp chất khí, thoát ra khỏi bao tử đi theo đường tiêu hóa và tạo thành phản ứng ợ hơi, ợ chua hoặc ợ nóng.
Buồn nôn, nôn nhiều
Sự buồn nôn xuất hiện khi người bệnh có tác động vào vị trí viêm loét và tạo thành những cơn đau. Những cơn đau này có thể lan đến vùng xương ức, kích thích cơ thể tạo ra cảm giác buồn nôn và phản ứng tương tự.
Buồn nôn và nôn còn là triệu chứng cho thấy tình trạng hệ tiêu hóa không được tốt, dạ dày đang có triệu chứng viêm loét nghiêm trọng. Nếu người bệnh nôn ói nhiều còn có thể dẫn đến việc mất nước, mất sức, cơ thể suy yếu. Thậm chí có nguy cơ nguy hiểm cao.
Xuất huyết, chảy máu hệ tiêu hóa
Nếu xuất hiện máu tươi hay đen trong chất nôn của người bệnh hoặc trong khi người bệnh đi đại tiện, thì có thể nghi ngờ rằng bệnh nhân đau bao tử có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa bên trong. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị choáng váng, xanh xao và tụt huyết áp. Đối với trường hợp này, người bệnh cần được đưa đi thăm khám và điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến với các nguyên nhân được liệt kê dưới đây:
Đau dạ dày do hoạt động của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sống chủ yếu trong dạ dày người. Chúng tiết ra các chất trung hòa axit để có thể tồn tại bên trong dạ dày.
Hoạt động của loài vi khuẩn này có thể khiến dạ dày rơi vào tình trạng viêm cho đến loét. Đặc biệt, nếu bệnh tiến triển trong thời gian lâu dài, người bệnh có thể rơi vào 1% khả năng ung thư dạ dày do vi khuẩn HP tạo nên.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý: HP là loại vi khuẩn có thể lây qua đường tiếp xúc ở miệng hoặc các chất thải, chất dịch,…. Do đó việc giữ vệ sinh chung là vô cùng cần thiết.
Đau dạ dày do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong việc tiêu hóa, chúng có chứa các dịch axit để tiết ra mỗi khi có thức ăn được đưa vào nhằm giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, việc ăn uống quá no hoặc nhịn ăn, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn uống đồ chiên, xào, đồ cay, nóng thường xuyên,…. Tất cả sẽ làm cho hệ thống bài tiết dịch axit bị rối loạn. Khiến cho việc bài tiết không được diễn ra đúng theo cơ chế vốn có. Khi đó, nếu không có thức ăn hoặc dịch axit được tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa và có tác động đến niêm mạc gây viêm và tạo thành các ổ loét, trực tiếp tạo ra các cơn đau ở dạ dày.
Yếu tố tâm lý làm phát sinh bệnh đau dạ dày
Đối với người bị áp lực bên ngoài, suy nghĩ nhiều, stress,…. Để phản ứng lại và làm giảm sức ép của tình trạng này, dạ dày thường co bóp và tiết dịch. Tuy nhiên, chính vì không có thức ăn bên trong nên niêm mạc sẽ phải chịu sự tổn thương từ dịch tiêu hóa và tạo thành các ổ viêm, loét.
Đau dạ dày do các bệnh lý khác
Bệnh của tuyến tụy hoặc bệnh ở đường ruột như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích. Thậm chí là bệnh ở tuyến giáp đều có khả năng ảnh hưởng và làm phát sinh các cơn đau ở dạ dày.
Do sử dụng thuốc quá nhiều và thường xuyên
Đây là một tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc quá nhiều. Đặc biệt trong số các loại thuốc thông thường, thuốc giảm đau, kháng viêm ở tây y rất không tốt cho dạ dày người bệnh nếu sử dụng lâu dài.
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh lý đau dạ dày đơn thuần thường không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm kết hợp với các phương pháp khắc phục khác. Tuy nhiên, nếu chần chừ, chịu đựng không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng trầm trọng và xảy ra biến chứng. Lúc đó, tình trạng sức khỏe sẽ gặp nhiều vấn đề, thậm chí là có hại và tạo ra những nguy hiểm cho người bệnh. Một số các biến chứng nguy hiểm điển hình như:
- Dạ dày bị xuất huyết: Đây là một biến chứng nguy hiểm nhưng dễ gặp ở những người không điều trị khi bệnh còn ở những giai đoạn đầu. Xuất huyết ở dạ dày là tình trạng xung huyết ở niêm mạc dạ dày, loét và một số bệnh lý khác.
- Xuất huyết ở dạ dày thường là ở dạng cấp tính, nhưng nếu bệnh nặng, lượng máu mất nhiều, người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mắt, suy yếu và tụt huyết áp, chân tay lạnh, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, thở dốc, mạch đập nhanh,….Điều trị xuất huyết ở dạ dày rất khó và nếu bệnh chuyển biến nhanh và nặng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
- Loét, thủng dạ dày: Việc để bao tử chịu tổn thương trong thời gian dài sẽ gây nên triệu chứng viêm loét nặng, khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng, lớp dạ dày cũng bị mỏng đi. Đến một lúc nào đó, trên mặt của dạ dày sẽ xuất hiện các vết thủng và nếu không điều trị kịp thời, các vết thủng này có thể khiến cho người bệnh bị nguy kịch.
- Ung thư ở dạ dày: Bên cạnh xuất huyết và thủng dạ dày, ung thư dạ dày cũng là một biến chứng của đau dạ dày khi không được người bệnh điều trị kịp thời. Các dấu hiệu khá là tương đồng với đau dạ dày như: Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân nhanh chóng,… Tuy nhiên, việc điều trị phải rất khó khăn cùng với thời gian dài và có thể điều trị bằng các phương pháp hóa học gây tốn kém và ảnh hưởng sức khỏe lẫn tinh thần của người bệnh khá nhiều.
Đau dạ dày có chữa khỏi được không?
Đau dạ dày có thể chữa được nếu được khám và điều trị ngay từ đầu bởi các bác sĩ, lương y có chuyên môn được chứng nhận. Tuy nhiên, khả năng sẽ giảm xuống nếu người bệnh kiên quyết không điều trị và chữa trị không đúng cách cũng như không thực hiện các chỉ định lẫn hướng dẫn của bác sĩ.
Do vậy, để chữa khỏi các cơn đau dạ dày khó chịu, người bệnh cần phải chữa trị sớm và hợp tác tốt với các bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Điều trị đau dạ dày
Có nhiều cách chữa đau dạ dày, tùy theo từng đối tượng cùng với tình trạng bệnh mà có thể lựa chọn cách chữa trị phù hợp với mình trong các nhóm chữa trị sau:
Trị đau dạ dày bằng thuốc tây y
Thông thường, sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng trong thời gian nhất đinh, các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc đau dạ dày dạng chữ P: Với thành phần chính là Aluminum phosphate, thuốc đau dạ dày dạng chữ P có công năng tốt trong việc trung hòa dịch vị dư thừa trong bao tử, đồng thời bài tiết chúng ra ngoài theo đường tiêu hóa. Kèm với đó là công năng trong việc giảm đau và ngăn ngừa ợ hơi, ợ chua cùng với buồn nôn.
- Thuốc đau dạ dày dạng chữ Y: Với thành phần là Yumangel, thuốc có công dụng tốt trong việc giảm đau ở dạ dày, hạn chế bệnh lý trào ngược dạ dày, điều trị hiệu quả tình trạng viêm và loét ở dạ dày, ngăn hiện tượng dư dịch vị ở bao tử.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc khác nhằm hỗ trợ điều trị giảm đau đồng thời bảo vệ tốt dạ dày.
Trị đau dạ dày bằng Y học cổ truyền
Điều trị bằng y học cổ truyền chính là dựa vào các bài thuốc được ghi lại trong các sách y dược được truyền lại. Sử dụng các thành phần thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên được lựa chọn kỹ càng, các lương y tạo ra các bài thuốc giúp người bệnh giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.
Trong đó, sản phẩm Cao Bình Vị của phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường là một sản phẩm điều trị đau dạ dày được nhiều người tin dùng và có những đánh giá khả quan.
Cao Bình Vị Tâm Minh Đường được nghiên cứu và bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên được lựa chọn kỹ kèm theo các công thức và kinh nghiệm của các lương y có chuyên môn. Sản phẩm giúp cho người bệnh đau dạ dày trong việc giảm đau và phục hồi chức năng tiêu hóa.
Để phát huy tối đa công dụng của thuốc và giúp giảm thời gian hồi phục, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Sử dụng một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe bản thân và không nên bỏ bữa.
- Hạn chế tối đa và tốt nhất là không sử dụng thức ăn, đồ uống có chất kích thích như: Rượu, bia,…. Các thức uống có gas cũng nên thuyên giảm, không nên sử dụng.
- Luôn giữ tâm trạng ổn định, hạn chế cáu gắt, áp lực và stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý: Trên đây là các biện pháp điều trị dành cho người mới bị đau dạ dày hoặc còn trong tình trạng tiên lượng tốt. Đối với đối tượng bị đau dạ dày thời gian lâu không điều trị gây ra biến chứng hoặc người có tiên lượng không tốt cần phải thăm khám và nghe theo hướng điều trị, chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Nội dung bên trên cũng là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bệnh lý đau dạ dày. Hy vọng từ những thông tin hữu ích này, các bạn có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân mình thật tốt và biết cách phòng tránh bệnh đau ở dạ dày.