Đau dạ dày ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ hoặc có sự quan tâm đúng mức. Điều này khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Trẻ em có bị đau dạ dày không?
Không ít cha mẹ cho rằng trẻ nhỏ sẽ không bị đau dạ dày như người lớn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, bởi không ít trẻ em đối mặt với chứng đau dạ dày thậm chí bệnh nhanh tiến triển bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Chính vì vậy, nếu trẻ có các biểu hiện như đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, ăn uống kém, nôn trớ… trong thời gian dài, cha mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân. Bởi nếu cha mẹ chủ quan, để bệnh kéo dài ở trẻ có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và thể chất sau này.
Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc giun cho trẻ uống bởi sẽ không giúp bệnh thuyên giảm mà còn có thể làm nặng hơn các vấn đề.
Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em thường có những khác biệt so với người lớn. Trong đó tiêu biểu là các triệu chứng:
- Trẻ bị đau bụng trên hoặc đau ở xung quanh vùng rốn.
- Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng kéo dài
- Chậm tăng cân hơn
- Cơ thể xanh xao, phát triển kém.
- Trẻ thường xuyên nôn trớ hoặc buồn nôn.
- Đi ngoài phân đen hoặc ra máu
- Thiếu máu…
Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, thêm vào đó các cơ quan tiêu hóa của trẻ cũng chưa được hoàn thiện. Do đó, đối tượng này dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ như:
Yếu tố di truyền
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị đau dạ dày hơn bình thường nếu cha mẹ hoặc anh chị em có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc đau dạ dày. Do đó, trong một số trường hợp, bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện với cả trẻ sơ sinh.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) tấn công
Vi khuẩn HP có khả năng phá hủy cũng như làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc dạ dày. Nếu loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ ký sinh ở niêm mạc cũng như hình thành các vết loét dạ dày khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, buồn nôn…
Yếu tố tâm lý
Với những trẻ chịu nhiều áp lực về sinh hoạt, giờ giấc ăn uống không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lâu dài khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với chứng đau dạ dày.
Thói quen ăn uống
Với những cha mẹ cho trẻ ăn cứng sớm hoặc các đồ ăn của người lớn trong khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ đau dạ dày.
Dùng thuốc không đúng cách
Một số cha mẹ cho trẻ sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh… quá nhiều có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày trẻ, khiến trẻ có nguy cơ bị viêm loét.
Đau dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nhìn chung, chứng đau dạ dày ở trẻ em nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến trẻ. Nếu để lâu dài, tình trạng này khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển và sụt cân hơn.
Thậm chí trong một số trường hợp, trẻ bị đau dạ dày kéo dài có thể đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm loét dạ dày
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Xuất huyết tiêu hóa
- Hẹp môn vị…
Do đó, cha mẹ không nên chủ quan về chứng đau dạ dày ở trẻ nhỏ. Thay vào đó, cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ để có những cách điều trị kịp thời.
Bé bị đau dạ dày phải làm sao?
Trẻ nhỏ gặp tình trạng đau dạ dày cần được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc sử dụng cho bé, có thể ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển của trẻ.
Thông thường, trẻ sẽ được thăm khám bằng các phương pháp như siêu âm, nội soi, kiểm tra phân và nước tiểu để xác định tình trạng bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của trẻ mà các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
Sử dụng thuốc tây chữa đau dạ dày ở trẻ
Trẻ nhỏ có thể được kê đơn thuốc tây nếu bệnh do các loại vi khuẩn gây nên. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị bệnh là: Nexium, yumangel, phosphalugel…. Các loại thuốc này thường dùng theo đơn và sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
Phương pháp chữa đau dạ dày tại nhà
Nếu trẻ bị đau dạ dày do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, cha mẹ cần chú ý trong việc đổi khẩu phần và chế độ dinh dưỡng. Đồng thời, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ như:
- Massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, sử dụng kết hợp các loại dầu hỗ trợ tốt cho tiêu hóa.
- Cho trẻ uống nước gừng và mật ong.
- Cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên.
- Sử dụng phương pháp chườm ấm để chườm trực tiếp lên vùng bụng bị đau của trẻ.
- Cho trẻ ăn uống đúng giờ, không nên lạm dụng các thực phẩm ảnh hưởng đến dạ dày như: đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, đồ ăn ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm nhiều rau xanh và các thực phẩm dễ tiêu cho trẻ.
Trên đây là những thông tin về chứng đau dạ dày ở trẻ em. Nhìn chung, đây là chứng bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi để có những biện pháp khắc phục kịp thời.