Đau dạ dày đi ngoài lỏng khiến không ít người lo lắng về sức khỏe của mình. Vì vậy xác định chính xác nguyên nhân và nhận diện bệnh kịp thời sẽ giúp việc điều trị sớm đạt hiệu quả, giải tỏa áp lực tâm lý. Góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Đau dạ dày có bị tiêu chảy không?
Đau dạ dày là bệnh lý rất phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh các triệu chứng thường gặp như: Ợ hơi, đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, nôn mửa,… người bệnh còn đối mặt với tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Khi dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Thức ăn được dụng nạp vào cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu và không được tiêu hóa hết sẽ gây áp lực lớn lên ruột non và ruột già. Hệ quả dẫn đến là tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tượng gặp là tiêu chảy, phân lỏng. Chất thải có màu sắc lạ với mùi hôi rất khó chịu.
Như vậy có thể khẳng định rằng đau dạ dày có thể gây tiêu chảy. Triệu chứng bệnh có thể xảy ra với những tính chất khác nhau. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh.
Đau dạ dày đi ngoài lỏng do đâu?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là 4 lý do sau:
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích được biến đến là thủ phạm điển hình nhất làm khởi phát các cơn đau dạ dày kèm theo tình trạng tiêu chảy. Hội chứng ruột kích thích khiến cho tá tràng và đại tràng hoạt động bất thường. Dẫn đến sự rối loạn của nhu động ruột và gây tiêu chảy.
Do thức ăn dung nạp hàng ngày
Các thực phẩm dễ gây kích thích như: Đồ ăn chua, cay, nóng, nhiều gia vị, thức ăn lạ, thực phẩm lên men, có dấu hiệu ôi thiu,… đều gây ra tác động tiêu cực cho dạ dày. Từ đó kích thích các cơn đau kèm theo tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Đau dạ dày kèm viêm ruột
Dạ dày và đường ruột là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết trong hệ tiêu hóa. Khi một cơ quan bị tổn thương thì cơ quan còn lại cũng chịu những tác động tiêu cực. Khi mắc bệnh viêm ruột, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng về bệnh dạ dày như: Đau bụng dữ dội, sốt, đi ngoài phân lỏng,…
Tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài
Tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài gây ra áp lực lớn cho hệ thần kinh và kích thích sự co bóp của hệ dạ dày. Hệ quả dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng, đau vùng thượng vị,…
Nhận biết đau dạ dày đi ngoài lỏng
Để nhận biết sớm triệu chứng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng mọi người có thể căn cứ vào các triệu chứng sau:
- Số lần đại tiện tăng lên bất thường, một ngày có thể đi tiêu đến 4 – 5 lần
- Triệu chứng đau dạ dày và đại tiện thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ
- Cơn đau thường khởi phát ở vùng thượng vị
- Chất thải có dạng lỏng, có kèm theo nước, không có chất nhầy nhưng mùi hôi rất khó chịu
Đau dạ dày đi ngoài lỏng có nguy hiểm không?
Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến các sinh hoạt thường ngày. Mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nếu để hiện tượng này kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống như:
Chán ăn, ăn không ngon đầy bụng
Do chức năng dạ dày suy giảm nghiêm trọng nên việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên trì trệ. Lúc này người bệnh cũng có giảm giác đầy bụng, nặng bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Dạ dày bị tổn thương khiến việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn trở nên khó khăn, kém hiệu quả. Cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất để duy trì thể trạng khỏe mạnh. Dần dần người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, sụt cân, thiếu năng lượng,…
Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài sẽ gây áp lực lên cơ vòng hậu môn. Khiến bộ phận này bị căng giãn quá mức và dần mất khả năng đàn hồi. Đến một thời điểm nhất định sẽ gây ra bệnh trĩ, có thể gây nhiễm trùng huyết, biến chứng ung thư hậu môn nếu không được điều trị kịp thời,…
Cách chữa đau dạ dày đi ngoài lỏng
Hiện nay, bệnh đau dạ dày đi ngoài phân lỏng chủ yếu được điều trị bằng cách sử dụng thuốc Tây hoặc áp dụng mẹo dân gian. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây thường được dùng để cải thiện triệu chứng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng gồm có:
- Thuốc điều trị tiêu chảy Loperamid
- Thuốc trị đi ngoài Dioctahedral Smectite
- Mẹn tiêu hóa dạng nước của Pháp Enterogermina
- Oresol bù nước khi đi ngoài phân lỏng gây mất nước
Thuốc Tây giúp cải thiện nhanh triệu chứng bệnh, cầm tiêu chảy và hạn chế diễn tiến xấu của bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều lượng và liệu trình chỉ định của thầy thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.
Áp dụng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian có tác dụng chữa đau dạ dày đi ngoài phân lỏng được dân gian sử dụng phổ biến gồm:
- Uống bột quả sung khô: Khi bị đau dạ dày đi ngoài phân lỏng người bệnh hòa 2 thìa cà phê bột quả sung khô với 1 ly nước ấm và uống trực tiếp. Thực hiện bài thuốc đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả
- Ăn búp ổi non: Người bệnh rửa sạch 3 – 5 búp ổi non rồi ăn kèm với vài hạt muối trắng sẽ giúp cầm tiêu chảy nhanh chóng
- Bài thuốc từ vỏ quả măng cụt: Người bệnh phơi khô 3 – 5 vỏ quả măng cụt rồi đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước vỏ măng cụt thay nước lọc hàng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện
Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng là triệu chứng tăng nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh cần tích cực điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thói quen sinh hoạt khoa học để sớm phục hồi sức khỏe. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!