Đau dạ dày có nên ăn vú sữa là vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn, thắc mắc. Nguyên nhân là vì người bị đau bao tử cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nhằm phòng tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bạn đọc hãy cùng theo chân bài viết sau đi tìm lời giải cho câu hỏi nói trên nhé!
Đau dạ dày có nên ăn vú sữa?
Khi gặp các bệnh lý liên quan đến dạ dày, điều quan trọng là người bệnh cần chú ý đến việc tiêu thụ thực phẩm hàng ngày. Thậm chí, có không ít bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn cũng như chế biến thức ăn. Trong số những câu hỏi xoay quanh vấn đề này, đau dạ dày có nên ăn vú sữa không nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả.

Theo các bác sĩ, những người bị đau bao tử hoàn toàn có thể sử dụng vú sữa làm thực phẩm hàng ngày. Vú sữa có vị ngọt thanh, thịt quả mềm ẩm, dùng ăn tươi hay làm sinh tố đều thích hợp. Không những vậy, loại quả này còn có rất nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh đau dạ dày, nổi bật nhất là:
- Tăng cường sức khỏe hệ thống tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vú sữa là nguồn cung cấp chất xơ dễ hòa tan dồi dào. Lượng chất xơ này giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, bình thường hóa nhu động ruột và ngăn ngừa bệnh táo bón. Thậm chí, tiêu thụ quả vú sữa thường xuyên còn giúp phòng tránh ung thư ruột kết.
- Cung cấp hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể: Vú sữa là loại quả có hàm lượng vitamin C cao. Đây vốn là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Vitamin C có khả năng chống oxy hóa, chữa lành vết thương, cải thiện hệ miễn dịch, giảm đường máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đối với bệnh nhân đau dạ dày, cung cấp đầy đủ lượng vitamin C có thể giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn viêm loét bao tử.
- Kháng khuẩn và chống viêm: Các nhà khoa học đã tìm thấy trong vú sữa hoạt chất eleagnine với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori – một loại vi khuẩn tồn tại bên trong dạ dày và là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Từ những lập luận và thông tin nêu trên, người bệnh đau bao tử có thể yên tâm sử dụng vú sữa trong bữa ăn hàng ngày. Vú sữa là loại quả có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, cung cấp cho người bệnh những dinh dưỡng thiết yếu nhất. Lưu ý nhỏ là người bệnh nên chọn mua vú sữa đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và ngâm rửa quả bằng nước muối loãng trước khi dùng.
Lá vú sữa chữa bệnh đau dạ dày
Không chỉ có quả vú sữa sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe với con người mà ngay cả lá vú sữa cũng có thể được dùng làm thuốc. Từ xa xưa, người Á Đông đã sử dụng loại lá này để điều trị các chứng bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, sốt rét, nhiễm trùng, phát ban ngoài da và đau dạ dày.

Đối với y học hiện đại ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong lá vú sữa có chứa rất nhiều hoạt chất alkaloid. Alkaloid có khả năng giảm đau, chống viêm sưng và hạn chế tiết dịch dạ dày. Nhờ vậy mà lớp niêm mạc vốn đang bị tổn thương của người bệnh được bảo vệ đồng thời cũng cải thiện đáng kể hiện tượng đau bụng quặn thắt khó chịu thường thấy.
Ngoài ra, lá vú sữa còn có tác dụng làm mềm phân và điều hòa nhu động ruột, giúp người bệnh đau dạ dày tránh được tình trạng táo phân, khó tiêu hóa thức ăn và đầy chướng bụng sau khi ăn.
Các cách sử dụng lá vú sữa trong điều trị bệnh đau bao tử có thể kể đến là:
Lá vú sữa tươi dùng đun nước
Cách sử dụng đơn giản và tốn ít thời gian chuẩn bị nhất là dùng lá vú sữa tươi nấu nước trà uống hàng ngày. Nước đun từ lá vú sữa có tác dụng chính là trung hòa dịch vị bao tử, cải thiện đau nhức ở dạ dày, chữa lành các tổn thương niêm mạc đồng thời kiểm soát hàm lượng đường trong máu hiệu quả.
Chuẩn bị: 20g lá vú sữa, 450ml nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Lá vú sữa dùng nước lạnh rửa sạch 3 lần. Người bệnh cũng có thể ngâm lá trong nước muối pha loãng trong khoảng 5 đến 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn (nếu có).
- Để ráo lá vú sữa, dùng tay vò nhẹ phần lá này. Bỏ lá vú sữa vào trong nối, thêm vào 450ml nước lạnh đã chuẩn bị, đun sôi trong khoảng 15 đến 20 phút.
- Người bệnh dùng nước lá vú sữa uống trong ngày, có thể chia thành 2 đến 3 lần. Uống liên tục trong một khoảng thời gian cho đến khi tình trạng sức khỏe được cải thiện.
Nấu nước uống từ lá vú sữa khô
Cách thứ hai là người bệnh sử dụng lá vú sữa khô để nấu nước uống hàng ngày. Biện pháp này mất nhiều thời gian hơn ở khâu chuẩn bị nguyên liệu nhưng lại có thể bảo quản được lâu hơn, bệnh nhân cũng không cần tìm mua lá vú sữa tươi hàng ngày. Theo các thầy thuốc Đông y, lá vú sữa khô vẫn giữ được nguyên vẹn các dược tính so với lá tươi, vì vậy người bệnh có thể yên tâm.
Chuẩn bị: 1kg lá vú sữa tươi.
Cách thực hiện:
- Lá vú sữa tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong 20 phút. Sau đó, người bệnh vớt phần lá ra một cái giá, để cho thật ráo nước.
- Người bệnh có thể sử dụng lò nướng để sấy khô lá vú sữa hoặc phơi nắng trong vài ngày. Lá vú sữa khô có thể bảo quản được từ 1 đến 3 tháng trong điều kiện nhiệt độ phòng.
- Mỗi lần dùng, người bệnh sử dụng khoảng 10 đến 12g lá để hàm trà. Phần nước trà nên uống hết trong ngày.
Xem thêm:
- Đau dạ dày có nên uống bột ngũ cốc? Chuyên gia chia sẻ
- Đau dạ dày có nên ăn bún không? Ăn trứng có tốt không?
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc có liên quan đến vấn đề “Đau dạ dày có nên ăn vú sữa?”. Người bệnh không chỉ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà cũng cần xây dựng một lối sống tốt, hạn chế thức khuya và luôn giữ cho đầu óc thư thái.