Đau dạ dày cấp là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc ngày một cao. Bệnh lý này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tính mạng của người bệnh. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Đau dạ dày cấp là gì?
Đau dạ dày cấp là tình trạng xuất hiện những ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Những vết viêm loét này sẽ lan rộng và ăn sâu hơn theo thời gian.
Đau dạ dày cấp khiến người bệnh đối mặt với những cơn đau buốt vùng bụng, khó chịu. Mức độ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như thể trạng của từng người. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính nguy hiểm.
Những người mắc chứng đau dạ dày cấp thường cảm thấy khó chịu và phiền toái trong cuộc sống như ăn không ngon, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Đây là một bệnh lý không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, tuy nhiên nếu chủ quan, người bệnh có thể đối mặt với không ít biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đau dạ dày cấp
Người bệnh phải đối mặt với các cơn đau dạ dày phổ biến ở vùng bụng giữa, vùng thượng vị và vùng bụng dưới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, xuất phát của các nguyên nhân này thường do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học.
Vi khuẩn, vi nấm gây đau dạ dày cấp
Một số loại vi khuẩn, vi nấm có thể thâm nhập vào cơ thể con người thông qua nhiều con đường khác nhau, sau đó chúng trú ngụ tại hệ tiêu hóa như dạ dày. Những loại vi khuẩn, vi nấm này khi gặp điều kiện thích hợp như độ ẩm và nhiệt độ tương ứng sẽ phát triển nhanh chóng, tấn công niêm mạc dạ dày khiến người bệnh bị viêm loét, gây các cơn đau cấp.
Trong đó, người bệnh bị đau dạ dày cấp thường bị tấn công nhiều nhất bởi vi khuẩn Hp với các triệu chứng tăng từ nhẹ đến nặng. Với nguyên nhân này, người bệnh cần thăm khám y tế để được kê đơn các loại thuốc điều trị dứt điểm virus, vi khuẩn gây bệnh.
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Tương tự như các căn bệnh tiêu hóa khác, thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bệnh đau dạ dày cấp. Tỷ lệ người mắc bệnh này sẽ gia tăng với những người thường xuyên bận rộn, ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa….
Ngoài ra, những người có thói quen ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng đồ ăn nhanh, không đảm bảo chất lượng hoặc uống rượu bia, thuốc lá cũng thường xuyên đối mặt với bệnh đau dạ dày cấp.
Nếu không chú ý và điều chỉnh chế độ ăn uống, lâu dần căn bệnh đau dạ dày cấp sẽ tiến triển nặng hơn gây ra những hệ lụy và căn bệnh nguy hiểm khác.
Nguyên nhân đau dạ dày cấp do yếu tố tâm lý
Hiện nay, số người mắc bệnh đau dạ dày cấp ngày càng tăng nhanh. Theo các chuyên gia y tế, cuộc sống hiện đại khiến những người thường xuyên áp lực, căng thẳng dễ mắc hơn các bệnh lý về dạ dày so với người thông thường.
Bởi nếu thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến dạ dày hoạt động mạnh hơn và tiết dịch trong dạ dày nhiều hơn. Điều này dẫn đến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tăng nguy cơ viêm loét, đau dạ dày cấp.
Lạm dụng thuốc tây y
Việc lạm dụng thuốc tây y cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp. Bởi các loại thuốc tây đặc biệt là thuốc giảm đau, kháng viêm thường có các thành phần gây hại cho dạ dày. Do đó, nếu bạn không sử dụng thuốc theo đơn hoặc quá lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến những cơn đau dạ dày cấp.
Triệu chứng đau dạ dày cấp
Người bệnh đau dạ dày cấp có thể nhận biết các cơn đau nhanh chóng thông qua các biểu hiện bên ngoài như:
Đau bụng vùng thượng vị
Những người thường xuyên gặp triệu chứng đau nhức dữ dội vùng thượng vị có thể do các cơn đau dạ dày cấp. Các cơn đau này thường kèm theo cảm giác cồn cào, nóng rát và tăng nặng hơn khi ăn no hoặc khi quá đói.
Một số người bị đau dạ dày cấp còn đối mặt với cơn đau rát bỏng, âm ỉ, đau quặn theo cơn… Ngoài ra, người bệnh còn cảm giác đau lan ra lưng kèm theo tức ngực kéo dài.
Buồn nôn và nôn
Những người bị đau dạ dày cấp còn thường xuyên đối mặt với triệu chứng buồn nôn và nôn. Thậm chí, ngay sau khi ăn xong người bệnh có thể xuất hiện những cơn nôn ói, nôn hết thức ăn…
Việc nôn ói quá nhiều khiến người bệnh mất nước, hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như: ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, chán ăn, đi lỏng…
Suy nhược cơ thể
Những người bị đau dạ dày cấp kéo dài sẽ khiến cơ thể tăng cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng, khó tiêu thụ thức ăn. Do đó, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng nguy hiểm của đau dạ dày cấp. Triệu chứng này cần được can thiệp ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Xuất huyết dạ dày khiến người bệnh đau bụng dữ dội, nôn ra máu tươi…
Đau dạ dày cấp phải làm sao?
Đau dạ dày cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để có thể ngăn ngừa và điều trị triệt để bệnh, người bệnh cần tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như tư vấn cách điều trị phù hợp theo thể trạng. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý:
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Nguyên nhân thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học làm gia tăng lượng người mắc đau dạ dày cấp. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý về những điều này. Người bị đau dạ dày cấp cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn.
Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường rau xanh cũng như các loại trái cây và thực phẩm dễ tiêu hóa để tốt cho dạ dày. Quá trình ăn uống nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Người đau dạ dày cấp nên nói không với việc sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…
Ngoài ra, bạn cần chú ý về thói quen sinh hoạt khoa học. Hạn chế để cơ thể căng thẳng quá mức, ngủ quá ít. Tốt nhất, bạn nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để tốt cho sức khỏe.
Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày cấp, người bệnh nên chú ý sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua hoặc tăng liều các loại thuốc không theo chỉ định. Để điều trị đau dạ dày cấp, các bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc như:
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Rabeprazole… giảm tiết dịch vị trong dạ dày và giúp ức chế quá trình sản sinh proton. Loại thuốc này có thể kèm theo một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh như ảnh hưởng đến hệ xương khớp, tăng nguy cơ gãy xương.
- Thuốc kháng axit: TUMS, Pepto-Bismol,… giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày, giảm người bệnh nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, chướng bụng,…
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn HP.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đau dạ dày cấp. Nhìn chung, đau dạ dày cấp là một căn bệnh dễ phát hiện với các triệu chứng rõ ràng. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe cơ thể để kịp thời thăm khám và điều trị theo chỉ định y khoa.