Đau cuống bao tử là vấn đề liên quan hệ đến hệ tiêu hóa. Tuy căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng cuống dạ dày là bộ phận rất quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vì vậy nếu chủ quan hoặc không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trên cơ thể.
Đau cuống bao tử là bệnh gì?
Đau cuống bao tử còn được gọi là đau cuống dạ dày. Đây là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng niêm mạc cuống bao tử bị viêm loét, tổn thương bởi vi khuẩn, virus,…. Từ đó khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng cuống bao tử.
Đau cuống bao tử là căn bệnh không quá phổ biến nhưng đang có dấu hiệu gia tăng ở những năm gần đây. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cuống bao tử bị tổn thương sẽ làm suy giảm chức năng của tất cả các bộ phận khác. Do đó mọi người không nên chủ quan và cần tích cực điều trị sớm ngay khi nghi ngờ các triệu chứng bệnh. Tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Nguyên nhân đau cuống bao tử
Đau cuống bao tử thường mắc phải do các nguyên nhân sau:
Lạm dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây bừa bãi làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời ức chế sự sản sinh chất trung hòa acid dịch vụ. Từ đó dẫn đến tình trạng đau cuống bao tử và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Đời sống sinh hoạt không lành mạnh
Thức khuya, sử dụng chất kích thích, căng thẳng kéo dài, thời gian ăn uống thất thường, ăn quá no, bỏ bữa, ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm chua, thức ăn lên men,…. đều là các yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng của hệ tiêu hóa, làm suy giảm chức năng của cuống bao tử và gây ra bệnh.
Mắc các bệnh về dạ dày
Đau dạ dày, trào ngược dịch mật, rối loạn chức năng dạ dày,… là các bệnh thường gặp về dạ dày. Nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ khiến tổn thương lan rộng đến cuống bao tử và gây đau.
Nhiễm nấm ký sinh và ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng và nấm ký sinh sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và thúc đẩy sự bùng phát triệu chứng đau cuống bao tử
Nhiễm khuẩn Hp
Đây là một loại vi khuẩn khí sinh ở đường ruột và dạ dày. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc thói quen ăn uống không hợp vệ sinh chúng sẽ bùng phát mạnh mẽ, tấn công và gây lở loét niêm mạc dạ dày. Tạo điều kiện thuận lợi cho acid dịch vị ăn mòn niêm mạc gây ra sự viêm loét, tổn thương cuống bao tử.
Dấu hiệu đau cuống bao tử
Các triệu chứng thường gặp cảnh báo bệnh đau cuống bao tử mọi người cần lưu ý là:
- Đau vùng thượng vị
Cơn đau khởi phát ở dưới xương ức và ở trên rốn rồi nhanh chóng lan rộng đến vùng ngực và lưng. Cơn đau có tính chất khác nhau giữa từng người và trở nên dữ dội hơn khi ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng,….
- Ợ chua và ợ nóng
Khi nồng độ acid dịch vị tiết ra quá nhiều và không thể trung hòa hết sẽ gây ra cảm giác ợ chua và ợ nóng.
- Buồn nôn, nôn mửa
Đau cuống bao tử làm suy giảm chức năng dạ dày khiến dạ dày dễ bị kích ứng và trào ngược thức ăn, acid dịch vị lên thực quản. Gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Nếu triệu chứng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng rách niêm mạc, tụt huyết áp và xuất huyết tiêu hóa.
- Đầy hơi, chướng bụng
Đau cuống bao tử làm ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng tiêu hóa của dạ dày. Thực phẩm, khí hư tồn đọng quá lâu trong dạ dày không được đào thải ra ngoài khiến người bệnh thường xuyên gặp phải cảm giác chướng bụng, đầy hơi,… rất khó chịu.
- Xuất huyết dạ dày
Đây là triệu chứng tăng nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh đau cuống bao tử không được can thiệp điều trị sớm. Các biểu hiện bệnh thường gặp gồm nôn mửa, nôn ra máu, đại tiện ra máu,…
Đau cuống bao tử có nguy hiểm không?
Đau cuống bao tử không phải là “tứ chứng nan y”. Vì vậy bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và phục hồi sức khỏe nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên, đa phần mọi người đều có tâm lý chủ quan với bệnh. Chỉ đến khi các triệu chứng tăng nặng mới bắt đầu tiến hành thăm khám, điều trị. Điều này đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng như: Rách thực quản, xuất huyết tiêu hóa, suy nhược cơ thể, sụt cân, suy giảm sức đề kháng,…
Chính vì vậy để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mọi người nên chủ động thăm khám, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Điều trị đau cuống bao tử
Những cách dùng để đẩy lùi những cơn đau cuống bao tử được áp dụng gồm:
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm cơn đau và kiểm soát nhanh các triệu chứng bệnh đi kèm gồm:
- Thuốc kháng acid: Công dụng chính là ức chế sự sản sinh và trung hòa acid dịch vị dạ dày. Các loại thuốc có thể sử dụng là: Sucralfat, Mylanta, Mucosta,…
- Thuốc kháng histamin H2: Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của tác nhân gây bệnh. Đồng thời giúp giảm đau và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm mức độ nhẹ
- Thuốc giảm đau: Thuốc được sử dụng với mục đích giảm nhanh cơn đau và phòng ngừa triệu chứng đau tái phát
- Thuốc kháng sinh: Đem đến công dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa nguy cơ viêm loét và các tổn thương do vi khuẩn gây ra
- Thuốc chống viêm: Có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa vết loét lan rộng
Chữa đau cuống bao tử bằng mẹo dân gian
Giảm đau bằng gừng
Người bệnh rửa sạch 1 củ gừng rồi thái thành từng lát mỏng sau đó ép lấy nước cốt. Tiếp đến bạn trộn đều nước cốt gừng với 2 thìa mật ong và 20ml để uống trực tiếp. Thực hiện bài thuốc vào buổi sáng sau khi thức dậy, kiên trì áp dụng hàng ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị
Chữa đau cuống bao tử bằng lá tía tô
Người bệnh rửa sạch khoảng 20g lá tía tô tươi rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút sau đó sắc nguyên liệu với 500ml nước trên lửa nhỏ khoảng 15 phút. Nước thuốc thu được chia thành nhiều phần, uống thành nhiều lần và dùng hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh được đẩy lùi
Phòng ngừa đau cuống bao tử
Đau cuống bao tử là bệnh không phổ biến nhưng nếu triệu chứng bệnh bùng phát không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt, không sử dụng các món ăn cay, nóng nhiều gia vị. Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày.
- Không để bụng quá đói, không nên ăn quá no. Tránh lao động nặng hoặc đi nằm ngay sau khi vừa ăn no
- Tránh xa bia rượu, chất kích thích và các loại đồ uống có chứa chất kích thích khác
- Ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, quá dai hoặc quá cứng
- Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất cho cơ thể bằng các loại rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya. Duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái, thư giãn thần kinh,… cũng là cách làm giảm áp lực cho dạ dày và phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Tích cực vận động thể chất, tập luyện thể dục thể thao điều độ. Giúp duy trì vóc dáng khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật
Nội dung bài viết là một số thông tin chia sẻ về bệnh đau cuống bao tử và các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.