Đau cứng cổ khi ngủ dậy là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều người vào mỗi buổi sáng. Lúc này, người bệnh cảm thấy khớp cổ cứng, khó khăn hoặc đau nhức khi cử động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết!
Đau cứng cổ khi ngủ dậy vào buổi sáng do đâu?
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau cứng khớp khi ngủ dậy vào buổi sáng. Đó có thể là do tư thế ngủ, thói quen sinh hoạt hoặc cũng có thể báo hiệu cơ thể đang mắc một bệnh lý xương khớp. Việc xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này giúp người bệnh có phương pháp điều chỉnh và chữa trị kịp thời.
- Nằm gối quá cao hoặc quá thấp
Việc nằm gối quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thậm chí có thể gây hại cho khớp cổ. Lúc này khớp cổ dễ bị sai lệch so với vị trí ban đầu dẫn đến bạn bị đau cứng khớp cổ sau khi ngủ dây.
- Ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khớp cổ. Với những người thường xuyên ngủ sai tư thế như nằm sấp, nằm vẹo sẽ khiến đầu phải nghiêng sang một bên để dễ thở. Điều này khiến khớp cổ bị ảnh hưởng và gây ra những cơn đau sau khi ngủ dậy.
- Thoái hóa đốt sống cổ
Những người gặp các bệnh lý về xương khớp trong đó có thoái hóa đốt sống cổ thường đối mặt phải các triệu chứng như cứng khớp cổ, đau vai gáy, đau cổ, đau cánh tay, tê bì tay chân sau khi ngủ dây.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép gây đau đớn, khó chịu và cứng cổ vào mỗi buổi sáng.
- Viêm màng não
Với những người bị tổn thương phần não tủy có thể dẫn đến cảm giác khó chịu, đau nhức ở vùng cổ. Đây là một bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách giảm đau cứng cổ khi ngủ dậy
Chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy có thể khắc phục được khi người bệnh xác định được nguyên nhân. Dưới đây là những cách giảm giảm cơn đau và cảm giác khó chịu cho người gặp tình trạng này.
Massage cổ
Xoa bóp và massage vùng cổ nhẹ nhàng có thể hỗ trợ thuyên giảm nhanh triệu chứng đau cứng cổ vào buổi sáng. Massage giúp thư giãn vùng cổ và tăng lưu thông máu đến khu vực này. Bạn có thể massage bằng tay hoặc kết hợp dầu dừa, dầu oliu và thực hiện trong khoảng 10-15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài tập cổ
Các bài tập cổ sẽ giúp hỗ trợ giảm đau nhức, căng chặt cơ ở vùng cổ hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách tập các động tác gập đầu về phía trước, ngửa ra sau, sang trái và sang phải. Các bài tập này cần được thực hiện nhẹ nhàng để vùng cổ nghỉ ngơi.
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm nhanh chứng tê cứng, tích tụ acid lactic gây đau cứng cổ. Để thực hiện phương pháp giảm đau đau này, bạn cho các viên đá vào khăn mỏng và quấn lại sau đó ấn khăn này lên vùng cổ bị đau khoảng 10 phút, lặp lại 2 lần.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp hỗ trợ tăng lưu lượng màu và giảm chứng đau cứng cổ hiệu quả. Bạn thực hiện bằng cách dùng túi chườm, chai nước nóng, khăn bọc dược liệu sao nóng để chườm lên vùng cổ bị đau khoảng 10 phút.
Phòng ngừa đau cứng cổ khi ngủ dậy
Để phòng ngừa chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy, bạn cần chú ý thăm khám xương khớp thường xuyên để phát hiện và điều trị các bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, chú ý cho cổ thư giãn và lưu ý liên quan đến giấc ngủ như:
Chọn gối ngủ phù hợp
Cần chú ý chọn gối không quá cao cũng không quá thấp để hạn chế ảnh hưởng đến phần cột sống cổ. Ngoài ra, chú ý chất liệu gối nên có độ đàn hồi tốt, không quá mềm hoặc quá cứng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tốt nhất, bạn nên chọn những loại gối có độ mềm, độ thông thoáng hợp lý hoặc chuyên dành cho người bệnh xương khớp để hạn chế tình trạng này.
Tư thế ngủ đúng
Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ cũng như cảm giác đau nhức xương khớp. Lưu ý không nên nằm sấp có thể gây áp lực lên phần đầu và vai cổ.
Vận động nhẹ nhàng
Việc chú ý thường xuyên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe cũng như phòng tránh đau cứng cổ khi ngủ dậy. Bạn nên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe vùng cột sống cổ như: yoga, bơi lội, các bài tập xương khớp…
Nhìn chung, chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy không nguy hiểm tuy nhiên cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Người bệnh cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ khi phát hiện các vấn đề liên quan đến phần cột sống cổ.