Đau cơ lưng là một trong những tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tình trạng này có thể báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề cần chú ý điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về đau cơ lưng và cách khắc phục, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Đau cơ lưng là gì?
Đau cơ lưng là tình trạng các bó cơ và gân ở vùng lưng bị kéo căng quá mức dẫn đến việc tổn thương hoặc rách. Tình trạng này khiến chức năng nâng đỡ của cơ thể giảm đồng thời khả năng bó cơ bám dính bị suy yếu dẫn tới tăng áp lực vùng cột sống và gây ra các cơn đau lưng.
Tình trạng đau cơ lưng khá phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, các đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất là: Người già, người xương khớp suy yếu, đối tượng thường xuyên mang vác hoặc làm việc nặng nhọc, người vận động mạnh…
Đau cơ lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, tình trạng này cần được thăm khám và điều trị kịp thời để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đau cơ lưng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cơ lưng hầu hết do thói quen sinh hoạt của người bệnh, trong đó tiêu biểu là:
Người lười vận động
Những người ngồi nhiều, lười vận động thường làm quá trình lưu thông máu không đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, tình trạng này khiến các dây chằng, cơ trở nên không linh hoạt. Dần dần, tình trạng này kéo dài dẫn đến gia tăng cơn đau vùng cơ lưng và khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bệnh xương khớp cao.
Vận động đột ngột, mang vác không đúng tư thế
Việc vận động đột ngột hoặc không đúng tư thế sẽ khiến cơ thể chịu một áp lực lớn dẫn đến tổn thương xương khớp, gây đau nhức lưng. Đặc biệt, tình trạng này thấy rõ khi người bệnh cúi mang vác đồ nặng đột ngột hoặc gắng sức…
Thừa cân, béo phì
Việc thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm gia tăng áp lực tới vùng cột sống. Ngoài ra, các bó cơ bị kéo căng đột ngột dẫn đến lưng bị đau nhức hơn. Do đó, người bệnh nên chú ý duy trì cân nặng ổn định để tránh những áp lực này.
Thói quen sinh hoạt sai tư thế
Việc nằm ngủ cong vẹo, ngồi ưỡn ngực, ngả người sang sau quá mức,… đều là các thói quen xấu gây tác động tiêu cực đến hệ cơ xương khớp. Từ đó kích thích các cơn đau bùng phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống của mọi người.
Đau cơ lưng co cơ bắp bị yếu
Cơ thể ốm yếu, nằm lâu trong một thời gian dài để điều trị bệnh hay yếu cơ bẩm sinh đều có thể dẫn đến các cơ đau cơ lưng khó chịu.
Những người có sự chênh lệch về chiều dài giữa hai chân
Sự lệch lạc về chiều dài của hai chân khiến cột sống, gân cơ phải gồng lên để duy trì tư thế và đảm bảo các hoạt động thường ngày cho người bệnh. Đến một thời điểm nhất định sẽ dẫn đến triệu chứng đau cơ lưng với cường độ ngày càng dữ dội.
Sử dụng chất kích thích
Thuốc lá, đồ uống có cồn đều là các thực phẩm độc hại gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Từ đó làm suy giảm chức năng của các bộ phận trên cơ thể và gây đau cơ lưng.
Ảnh hưởng của đau cơ lưng
Tình trạng đau cơ lưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày. Thêm vào đó, đau lưng kéo dài có thể tác động tiêu cực đến chức năng vận động của xương khớp.
Trong một số trường hợp, đau cơ lưng kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ bị teo cơ, biến dạng cơ xương khớp và dẫn đến rối loạn chức năng vận động. Cuối cùng, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng tàn phế, bại liệt.
Cách giảm đau cơ lưng
Tình trạng đau cơ lưng có thể giảm nhanh chóng khi người bệnh nghỉ ngơi kết hợp với thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
Biện pháp giảm đau tại nhà
Để giảm đau tại nhà, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), paracetamol… Những loại thuốc này giúp giảm đau nhanh cũng như bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Trong điều trị tại nhà, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên dùng nhiệt tác động lên vùng đau như chườm nóng hoặc chườm lạnh. Thực hiện việc chườm bằng cách sử dụng túi chườm hoặc khăn chườm và dùng trực tiếp lên vùng lưng bị đau.
Ngoài ra, nếu tình trạng đau cơ lưng mang tính chất đột ngột, người bệnh có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh. Ngoài ra, người bệnh nên di chuyển nhẹ nhàng để ngăn ngừa cơ bắp suy yếu.
Điều trị y tế
Nếu tình trạng đau cơ lưng kéo dài và ngày càng trầm trọng, người bệnh cần thăm khám y tế để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, các phương pháp điều trị y tế phổ biến cho chứng bệnh này là:
- Thuốc giảm đau cơ: Các loại thuốc NSAIDs theo đơn kê bác sĩ. Những loại thuốc này thường có khả năng gây nghiện nên cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Vật lý trị liệu: Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu và bài tập giảm đau nhức.
- Tiêm corticosteroid: Vào vị trí khoang ngoài màng cứng hoặc quanh vùng tủy sống để kháng viêm và giảm đau.
Các liệu pháp bổ sung và thay thế
Các liệu pháp bổ sung và thay thế giúp hỗ trợ tối đa cho việc điều trị đau cơ lưng ở người bệnh. Trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic), massage, nắn xương, và châm cứu có thể giúp giảm đau lưng cũng như giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn.
Trường hợp các phương pháp trên không mang lại tác dụng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này được thực hiện khi các cơn đau nghiêm trọng gây chèn ép dây thần kinh và dẫn đến yếu cơ nặng.
Đau cơ lưng là một trong những tình trạng không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt. Do đó, người bệnh cần hết sức chú ý, theo dõi để tránh những biến chứng không mong muốn.