Chụp cộng hưởng từ là phương pháp giúp chẩn đoán các loại bệnh hiện đại nhất. Kỹ thuật này được ứng dụng ở hầu hết các cơ sở ý tế lớn trên cả nước. Thế nhưng, đối với bệnh nhân, đây là kỹ thuật chụp chiếu mới nên nhiều người chưa an tâm khi sử dụng. Vậy chụp cộng hưởng MRI từ có gây hại hay không?
Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật cắt lớp tạo hình ảnh dựa vào hoạt động của sóng radio và từ trường. Khi đó, nhờ tác động của hai yếu tố này, nguyên tử hydrogen tồn tại trong cơ thể sẽ tạo ra năng lượng RF. Sau đó, toàn bộ quá trình tạo ra năng lượng này được chụp ghi nhận và chuyển đổi thành hình ảnh.
Hình ảnh thu được từ máy chụp MRI có độ nét cao đến từng chi tiết. Thêm nữa, hình ảnh này còn có thể tái tạo định dạng 3D giúp quá trình chẩn đoán chính xác. So với các kỹ thuật chụp khác như X-quang, CT thì MRI hiện đại hơn rất nhiều. Ngoài ra, phương pháp này cũng được cho là khá an toàn cho người bệnh bởi máy không sử dụng tia bức xạ.
Ưu nhược điểm của chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, trong y học, không có kỹ thuật nào hoàn hảo cả. Chính vì vậy, bên cạnh những ưu điểm, chụp MRI cũng có một vài nhược điểm mà bạn đọc nên tìm hiểu.
Ưu điểm
Như các bạn đã biết, tia X trong chụp X-quang là một loại bức xạ có hại cho cơ thể. Còn chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng radio và từ trường nên an toàn hơn cho sức khỏe người bệnh. Đây có lẽ là một điểm cộng lớn nhất cho phương pháp này.
Sau quá trình chụp, máy cho ra hình ảnh rõ ràng, độ phân giải cao, sắc nét. Do đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác. Hơn nữa, phương pháp này vẫn có thể áp dụng được khi người bệnh không dùng thuốc tương phản. Thời gian cho việc này là khoảng 45 phút là nhiều. Người bệnh sẽ không hề thấy khó chịu bởi máy không hề xâm lấn cơ thể.
Nhược điểm
Máy chụp MRI có thiết kế theo buồng kín và có diện tích khá nhỏ. Khi chụp, người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên đẩy nhẹ vào máy chụp. Do đó, những người mắc chứng sợ không gian hẹp sẽ gặp rào cản tâm lý và không thể thực hiện phương pháp này.
Trong quá trình chụp, máy quét hình ảnh MRI sẽ tạo ra âm thanh khá lớn. Do đó, người bệnh cần có dụng cụ bịt tai và có thể nghe được hướng dẫn từ kỹ thuật viên. Theo bác sĩ chuyên khoa, người bệnh bị tổn thương xương khớp, xơ vữa động mạch thì nên sử dụng phương pháp chụp CT do ảnh chụp từ MRI sẽ bị mờ hơn.
Quy trình chụp cộng hưởng từ
Người bệnh chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi có chỉ định từ bác sĩ sau khi khám lâm sàng và xác nhận đủ yêu cầu khi chụp. Quy trình chụp cộng hưởng từ được tóm tắt như sau:
- Người bệnh được hướng dẫn thay đồ và để lại các vật dụng, trang sức kim loại ngoài phòng chụp.
- Người bệnh nằm lên máy trong tư thế thả lỏng để thuận lợi cho quá trình chụp.
- Người bệnh cần giữ nguyên tư thế, tránh cử động nhiều để hình ảnh được sắc nét.
- Khi máy quét đến vùng bụng và ngực, người bệnh được yêu cầu nín thở trong 1 thời gian ngắn để tránh bị dao động hình ảnh.
- Thời gian chụp có thể lâu nhất là 1 tiếng. Sau khi chụp xong, người bệnh được hướng dẫn ra ngoài phòng đợi và chờ kết quả.
Nếu trường hợp người chụp là trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để quá trình chụp diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần nhớ để bé nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi chụp. Như vậy, kết quả thu được là tốt nhất. Chụp xong, trẻ có thể ăn uống như bình thường.
Chụp cộng hưởng từ có hại không?
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, cũng không ít người vẫn còn hoài nghi về độ an toàn khi thực hiện phương pháp này.
Thống kê cho thấy, các cơ sở y tế chưa ghi nhận tác hại nào của máy chụp cộng hưởng từ đối với cơ thể. Mặt khác, nó được đánh giá là an toàn và chính xác gần như tuyệt đối. Điều này có thể thấy được khi MRi đang dần thay thế các kỹ thuật khác như X-quang hay CT.
Chụp MRI được chứng minh là an toàn với cả thai nhi trong bụng mẹ. Mặc dù vậy, những thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu chỉ nên sử dụng kỹ thuật này khi thực sự cần thiết và có sự đồng ý từ bác sĩ.
Không gây hại cho cơ thể nhưng máy chụp MRI lại có thể phá hỏng hoặc làm giảm chức năng của các thiết bị kim loại được cấy ghép trên cơ thể (máy trợ tim, thiết bị hỗ trợ thất trái,…). Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu tiêm thuốc tương phản trước khi chụp. Cho nên, người bệnh cần khai báo về tiền sử bệnh thận, dị ứng thuốc,…
Chụp cộng hưởng từ bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào vị trí chụp và cơ sở y tế chụp, giá chụp cộng hưởng từ dao động trong khoảng từ 1.800.000 – 2.500.000 đồng. Nếu chụp cộng hưởng từ toàn thân thì chi phí có thể lên đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý gì trước khi chụp MRI
Như đã đề cập, MRI không gây hại cho cơ thể nhưng người bệnh cần vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình chụp diễn ra thuận lợi:
- Tháo các vật dụng như đồng hồ, nhẫn, vòng cổ, vòng tay, răng giả, chìa khóa từ, thẻ ngân hàng,… ra khỏi cơ thể trước khi bước vào phòng chụp.
- Nhân viên phòng chụp sẽ sử dụng các dụng cụ đặc biệt để kiểm tra các thiết bị kim loại đang hoạt động trong cơ thể.
- Người bệnh có dị vật kim loại với kích thước nhỏ trong một số cơ quan như tim, phổi, não,… không nên sử dụng phương pháp này. Nếu chúng được đặt ở các vị trí khác, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định có nên chụp cộng hưởng từ hay không.
- Khi tiêm thuốc tương phản, người bệnh có thể nhận thấy cơ thể ấm dần hoặc lưỡi có vị đắng. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể biến mất ngay sau 5 phút. Thuốc tương phản có thể tương tác với một số thuốc đặc trị gây ra phản ứng dị ứng như mẩn ngứa, nhức đầu, run tay,…
- Nếu chụp MRI tại gan, mật thì người bệnh cần nhịn đói ít nhất 4 tiếng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao với mức chi phí không rẻ. Do vậy, người bệnh có thể cân nhắc điều kiện và nhu cầu của bản thân trước khi chụp. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!