Ổi không chỉ là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở Việt Nam, mà còn được mệnh danh là nguồn dược liệu quý từ cả quả và lá. Vậy, người bị bệnh dạ dày có thể ăn ổi được không? Việc chữa dạ dày bằng lá ổi liệu có cơ sở khoa học? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bài thuốc chữa dạ dày bằng lá ổi
Như đã nói ở trên, việc chữa dạ dày bằng lá ổi là một cách làm hoàn toàn có cơ sở khoa học. Các nghiên cứu y học để chỉ ra rằng, các thành phần trong lá ổi như tanin pyrogalic, axit maslinic, co-alpha limonene và tinh dầu có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và chống viêm. Vì thế, chúng có thể làm cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh trào ngược và viêm loét niêm mạc dạ dày. So với quả ổi, lá ổi thường được ưu tiên sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày hơn, vì chúng chứa hàm lượng dưỡng chất cao và rất dễ chế biến, thực hiện.
Chữa dạ dày bằng cách kết hợp gạo lứt và lá ổi

Lá ổi là loại thảo dược chứa nhiều chất kháng sinh, chống viêm. Trong khi gạo lứt lại là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và phong phú, đặc biệt là các loại khoáng chất và vitamin. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau, ta sẽ có một bài thuốc dân gian chữa dạ dày bằng lá ổi cực kì hiệu quả. Chúng có tác dụng hạn chế sự bào mòn của dịch vị, đồng thời củng cố sự bền bỉ, vững chắc của niêm mạc dạ dày.
Để thực hiện bài thuốc, bạn cần chuẩn bị khoảng 100g lá ổi còn non, đem rửa sạch, để ráo và thái thật nhỏ. Sau đó, sao vàng lá ổi cùng với gạo lứt trên ngọn lửa liu riu. Đem tất cả hỗn hợp trên bỏ vào nồi cùng 800ml nước và đun sôi nhỏ lửa, cho đến khi còn khoảng ¼ thì tắt bếp và chắt lấy nước uống. Bạn nên sử dụng thức uống này hàng ngày, mỗi ngày khoảng 2-3 lần sau bữa ăn nửa tiếng. Hỗn hợp nước lá ổi và gạo lứt có vị khá nhạt, lúc đầu bạn sẽ cảm thấy không quen. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên vì thế mà cho thêm đường hoặc sữa, bởi chúng sẽ làm giảm đi tác dụng điều trị vốn có của lá ổi.
Trà lá ổi giúp chữa đau dạ dày
Để làm trà lá ổi, bạn sử dụng khoảng 10 đến 15 lá ổi tươi, đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối và vớt ra để ráo. Đem lá ổi đun sôi với 250ml nước lọc khoảng 15 phút thì vớt phần bã ra, rót phần nước cốt ra cốc. Cuối cùng, thêm vào đó một vài thìa mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
Cách thực hiện trà lá ổi rất đơn giản, song lại đem đến hiệu quả cao trong việc chữa trị đau dạ dày. Để vài thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, hãy sử dụng lá ổi còn non khi làm trà. Đồng thời, tránh sử dụng thức uống này cho những người đang mang thai, đang sử dụng thuốc hoặc đang cho con bú. Bởi rất có thể chúng sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
Đau dạ dày ăn ổi được không
Đầu tiên, cần khẳng định rằng: Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn ổi mà không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan này. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu khoa học còn chứng minh được những tác động tích cực của trái ổi đối với các bệnh lý viêm loét dạ dày và trào ngược.

Cụ thể, trong trái ổi có chứa một hàm lượng lớn vitamin C, có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét trong dạ dày. Đồng thời, các thành phần trong quả ổi và lá ổi cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nhờ đó, chúng có thể làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của các tổn thương trong niêm mạc. Cách chữa dạ dày bằng lá ổi thực chất cũng dựa trên cơ sở khoa học này. Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong quả ổi còn góp phần làm sạch hệ tiêu hóa, giúp phòng chống và cải thiện chứng táo bón, khó tiêu hay các bệnh lý về đường ruột.
Tuy nhiên, khi ăn ổi, người bệnh đau dạ dày cũng cần chú ý một số điểm như sau. Thứ nhất, trước khi ăn ổi, cần phải rửa thật sạch để loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, ăn cả phần vỏ ổi để hấp thụ tối đa lượng vitamin C. Thứ hai, quả ổi được sử dụng phải là ổi đã chín hoặc sắp chín, tránh ăn các quả ổi xanh non còn có vị chát, bởi chúng có thể khiến tình trạng đau dạ dày và táo bón trở nên trầm trọng.
Quả ổi tuy nhiều chất xơ tốt, song nếu ăn quá nhiều thì có thể gây ra áp lực rất lớn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn tối đa khoảng 500g ổi mỗi ngày. Thêm vào đó, do người bị đau dạ dày phải kiêng ăn những đồ ăn cứng, cách ăn ổi tốt nhất cho bệnh nhân chính là làm nước ép hoặc xay nhuyễn. Tuy nhiên, trước khi ăn, ép hoặc xay, bạn nên loại bỏ hạt để tránh tình trạng khó tiêu cho cơ thể.
Xem thêm:
- Cây lá khôi chữa dạ dày có tốt không? Cách sử dụng thế nào?
- Cây thuốc dòi trị dạ dày có tốt không?
Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về việc chữa dạ dày bằng lá ổi, cũng như giải đáp thắc mắc: “Bị dạ dày có ăn ổi được không?” Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã bổ sung được những kiến thức hữu ích về sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!