Sử dụng thuốc nam là phương pháp phổ biến trong việc chữa trị các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả tình trạng tê tay. Các cây thuốc nam chữa bệnh tê tay thường mang tính ấm và trong thành phần có hoạt chất giúp giảm sưng viêm, trừ phong tán hàn, tăng tuần hoàn máu, cải thiện chứng đau nhức và giảm tê bại.
Những cây thuốc nam chữa bệnh tê tay
Ngải cứu chữa bệnh tê tay
Ngải cứu là loại thảo dược có tính ấm, vị đắng và hơi cay. Vị thuốc này thường có mặt trong các bài thuốc giúp cầm máu, đuổi hàn thấp, làm ấm kinh, chữa chảy máu cam, nôn máu, tay chân lạnh, tê bì tay chân.

Cách sử dụng ngải cứu để trị tê tay rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 lạng lá ngải cứu, 2 thìa cà phê muối hạt và thực hiện như sau:
- Lá ngải cứu đã chuẩn bị đem rửa sạch, để ráo.
- Cho ngải cứu vào nồi cùng muối hạt.
- Đun sôi tới khi mềm lá ngải cứu.
- Vớt phần lá ngải cứu này ra và đắp lên tay để cải thiện tình trạng tê bì.
- Mỗi ngày đắp từ 1 tới 2 lần. Kiên trì thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy bệnh dần thuyên giảm.
Cách dùng gừng chữa bệnh tê tay
Gừng mang tính ấm, có khả năng trừ phong tán hàn, ôn trung, giảm đau nhức và tê bì chân tay do sự xâm nhập của hàn khí. Bên cạnh đó, gừng cũng giúp cải thiện cơn đau nhức xương khớp, mỏi gối, đau lưng, tê chân tay do mạch máu và dây thần kinh bị đè ép cản trở lưu thông khí huyết.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị:
- Gừng tươi: 1 củ
- Muối hạt: 2 thìa.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch gừng, để ráo nước
- Để nguyên vỏ gừng, thái lát mỏng sau đó giã nát
- Đun gừng và muối hạt với khoảng 2 lít nước trong vòng 10 phút
- Đổ nước đã đun ra chậu
- Để nước nguội bớt, đặt tay vào chậu để ngâm trong khoảng 20 phút
- Mỗi ngày bạn nên ngâm tay 1 lần tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Một cách khác để chữa tê tay bằng gừng đó là:
- Rửa sạch và giã nát gừng
- Cho gừng bào bình ngâm cùng rượu trắng
- Sau khi ngâm khoảng 2 tuần là có thể sử dụng
- Lấy rượu gừng thoa lên tay, xoa bóp chừng 10 phút
- Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần bạn sẽ thấy triệu chứng viêm, đau và tê bì giảm đi rõ rệt.
Điều trị tê tay bằng thổ phục linh
Thổ phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có công dụng trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, bổ dạ dày, lợi khớp, lợi gân cốt. Sử dụng thổ phục linh chữa bệnh tê tay là phương pháp rất thường được áp dụng trong Y học Cổ truyền.
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
Nguyên liệu:
- Thổ phục linh: 20g
- Thiên niên kiện: 8g
- Cốt toái bổ: 10g
- Bạch chỉ: 6g
- Đương quy: 8g
Cách tiến hành:
- Rửa sạch các nguyên liệu
- Cho các thảo dược vào nồi cùng 600ml nước, sắc đến khi còn lại khoảng 200ml.
- Thuốc đã sắc chia làm 2 lần uống và chỉ dùng trong ngày, nên uống khi thuốc vẫn còn ấm.
- Bạn cũng có thể dùng các dược liệu này để ngâm cùng rượu trắng. rượu thuốc đã ngâm bạn dùng để uống, xoa bóp tay hàng ngày, mỗi ngày dùng từ 40 đến 60ml rượu.
- Kiên trì áp dụng hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh giảm đi nhanh chóng.
Một số lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay
Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam khá an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ nhưng bệnh nhân cũng không nên lạm dụng thuốc để tránh rủi ro phát sinh và thuốc phản tác dụng.

Ngoài ra bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây khi áp dụng phương pháp trị liệu này để đảm bảo an toàn:
- Đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tê tay trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, chèn ép thần kinh dẫn đến tê tay, bệnh nhân cần áp dụng những biện pháp trị liệu chuyên sâu theo chỉ định từ bác sỹ.
- Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc nam chữa tê tay để tăng tính an toàn.
- Biện pháp chữa tê tay bằng thuốc nam thích hợp với những người lớn tuổi, người sinh hoạt thiếu khoa học làm cho mạch máu bị đè ép, khó lưu thông khí huyết. Đối với bệnh nhân tê tay do nguyên nhân bệnh lý, phương pháp này thường không đem lại hiệu quả.
- Sau 10 ngày sử dụng mà triệu chứng tê tay không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sỹ để tìm ra hướng điều trị phù hợp hơn.
- Ngưng sử dụng nếu các biểu hiện bệnh ngày càng nghiêm trọng hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường (hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu.
- Cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này với người suy thận, suy gan, tiểu đường, phụ nữ có thai.
Xem thêm:
- Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
- Tê chân trái – biểu hiện khởi phát của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Trên đây là một số cây thuốc nam chữa bệnh tê tay dễ kiếm, an toàn và hiệu quả. Nhìn chung, phương pháp chữa bệnh này có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, trừ phong thấp, tán hàn, cải thiện cơn đau xương khớp và tình trạng tê tay. Tuy nhiên, cách trị bệnh này thường phát huy hiệu quả chậm, do đó bệnh nhân cần kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tối ưu.