Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau trong thời gian gần đây. Phương pháp này không chỉ đem lại sự cải thiện sức khỏe mà còn ít gây tác dụng phụ, thích hợp với các trường hợp mẫn cảm với Tây y. Bài viết sau đây chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin tổng hợp hữu ích liên quan đến bài thuốc cây mần ri, đừng bỏ lỡ nhé!
Công dụng của cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm
Cây mần ri là một loài thực vật thân thảo được trồng chủ yếu ở khu vực đồng bằng. Đặc điểm nổi bật của loài cây này là hình dáng lá thon dài và thân có nhiều lông mịn. Dân gian thường phân chia mần ri thông qua màu sắc hoa, cụ thể gồm mần ri hoa tím và mần ri hoa trắng. Cả hai loại đều có tác dụng dược lý và được sử dụng để điều trị bệnh.
Theo Đông y, cây mần ri có tính ấm, vị cay và đắng. Công dụng chính của loại dược liệu này là thanh nhiệt, hoạt huyết tiêu viêm, bổ khí và giải độc. Thầy thuốc Đông y thường dùng mần ri trong các bài thuốc cầm máu, trừ giun sán, trị rắn cắn và bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm điều trị cây mần ri có thể giúp:
- Giảm cảm giác đau nhức khó chịu đồng thời kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng tấy và tê bì chân tay.
- Bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu đến khu vực thoát vị đĩa đệm, nhờ đó mà tình trạng cứng cơ, cứng khớp được cải thiện.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Dù rằng sở hữu nhiều lợi ích đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhưng các chuyên gia không khuyến khích sử dụng bài thuốc từ cây mần ri khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tương tác thuốc hoặc gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, đa phần các bài thuốc dân gian phụ thuộc vào cơ địa. Người bệnh chỉ sử dụng nếu mức độ thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc thì nên nhanh chóng đi kiểm tra tại bệnh viện.
Cách sử dụng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm
Các cách sử dụng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm có thể kể đến là:
Bài thuốc cây mần ri và muối trắng
Đây là một bài thuốc đắp ngoài có tác dụng giảm đau nhanh cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Phụ nữ có thai hay đang cho con bú cũng có thể sử dụng bài thuốc này.
Chuẩn bị: 50g cây mần ri, 10g muối trắng.
Cách thực hiện:
- Cây mần ri rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó vớt ra để ráo. Bỏ cây mần ri và muối trắng vào trong cối, dùng chày giã nát hỗn hợp.
- Người bệnh đắp thuốc lên vùng lưng bị đau, thời gian đắp khoảng 15 phút. Thực hiện liên tục hàng ngày cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.
Bài thuốc sắc từ cây mần ri
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể sử dụng bài thuốc sắc từ cây mần ri tươi. Nước cây mần ri có vị đắng nhẹ, thanh mát, dễ uống tuy nhiên nếu người bệnh đang trong thời gian dùng thuốc kháng hay mang thai thì nên trao đổi trước với bác sĩ.
Chuẩn bị: 40g cây mần ri, 500ml nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Cây mần ri sau khi rửa sạch thì bỏ vào ấm, thêm nước rồi nấu sôi trong khoảng 15 phút.
- Người bệnh chắt thuốc ra bát, đợi nguội rồi uống trực tiếp, mỗi ngày thực hiện ít nhất 1 lần.
- Bài thuốc uống này nên áp dụng trong khoảng 10 đến 15 ngày liên tục.
Trà mần ri trị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh bài thuốc sắc, người bệnh cũng có thể sử dụng trà cây mần ri. Do nguyên liệu chính là cây mần ri sấy khô nên thời gian bảo quản lâu hơn, cách thực hiện cũng đơn giản và không tốn thời gian.
Chuẩn bị: 10g – 15g cây mần ri khô, 300ml nước sôi.
Cách thực hiện:
- Cho mần ri khô vào ấm pha trà, thêm nước đun sôi và ủ trong khoảng 10 phút.
- Trà mần ri nên dùng khi còn nóng, có thể uống hàng ngày thay nước.
Mần ri kết hợp cùng gừng và rượu
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể áp dụng bài thuốc đắp từ mần ri kết hợp cùng gừng và rượu. Không chỉ có tác dụng giảm đau, bài thuốc này còn chống viêm và làm giãn cơ hiệu quả.
Chuẩn bị: 150g mần ri, 20g gừng tươi, 50ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Mần ri thái nhỏ, gừng đập dập sau đó cho vào chảo sao khô. Trong quá trình này, người bệnh thêm từ từ rượu trắng vào.
- Sau khi các nguyên liệu đã đủ độ nóng, người bệnh đổ ra một tấm khăn dày rồi đắp lên vùng lưng bị đau. Thời gian đắp thuốc khoảng 20 phút hàng ngày.
Bài thuốc chườm từ ngải cứu và cây mần ri
Nhiều người bệnh kết hợp mần ri với ngải cứu và thu được hiệu quả đáng kinh ngạc. Cả hai vị thuốc này đều giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g mần ri và 100g ngải cứu.
Cách thực hiện:
- Người bệnh cho tất cả nguyên liệu vào một cái chảo nóng, sao đều tay.
- Khi nguyên liệu đạt độ nóng cần thiết thì lấy ra, dùng chườm lên vùng lưng bị đau nhức. Thực hiện liên tục cho đến khi cảm giác khó chịu thuyên giảm.
Gà hầm cây mần ri
Bên cạnh các bài thuốc uống, thuốc đắp, người bệnh có thể thử kết hợp mần ri với gà ta. Đây vừa là bài thuốc trị bệnh vừa là một món ăn bổ dưỡng với hương vị thơm ngon.
Chuẩn bị: 100g cây mần ri, 1 con gà ta, gia vị, 1l nước.
Cách thực hiện:
- Cây mần ri rửa sạch, sau đó cắt thành các khúc nhỏ. Bỏ cây mần ri vào trong bụng gà, dùng chỉ khâu chặt lại.
- Bỏ gà vào trong nồi hầm với nước lạnh và gia vị muối, tiêu tùy theo khẩu vị. Khi gà chín rục thì có thể lấy ra thưởng thức. Người bệnh nên ăn cả nước và cái.
Bài thuốc cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm đã được nhiều người bệnh áp dụng thành công. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng tại nhà. Bên cạnh đó, đừng quên tăng cường luyện tập thể thao để cơ thể có sự phục hồi tốt nhất.