Ngoài phương pháp chữa bệnh theo Tây y thì việc kết hợp các loại thảo dược để chữa bệnh thấp khớp cũng mang lại hiệu quả rất cao. Trong đó, phương pháp sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp được đông đảo người bệnh áp dụng. Vậy loại thuốc thảo dược tự nhiên này có tác dụng gì và cách sử dụng chúng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu cây gối hạc
Cây gối hạc còn có tên khoa học là Leea rubra Blume hay dân gian còn gọi là bí đại, kim lê, phi tử…Chúng là một dạng cây thân leo thường mọc thành bụi ở những khu vực miền núi của nước ta. Cây gối hạc có hoa màu đỏ, là hình răng cưa và ra quả khi chín có màu đỏ đen. Loài cây này thường được đào lấy rễ để rửa sạch, phơi khô và sử dụng làm thuốc.

Cây gối hạc từ lâu đã được người dân biết đến và dùng để hỗ trợ điều trị các loại bệnh như: Đau nhức xương khớp, bệnh thấp khớp hoặc là chứng rong kinh ở phụ nữ. Với mỗi mục đích khác nhau, người dùng sẽ chế biến và sử dụng loại thảo dược này theo những cách khác nhau. Trước tiên chúng ta cùng xét đến công dụng của chúng để biết cây gối hạc trị thấp khớp có phù hợp với bản thân hay không?.
Cây gối hạc trị thấp khớp có hiệu quả không?
Bệnh thấp khớp là một hiện tượng có ảnh hưởng xấu đến phần gân, cơ bắp, xương khớp trên cơ thể con người. Dấu hiệu của người bị thấp khớp là tình trạng sưng, tê cứng khớp, khớp trở nên biến dạng. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi có biểu hiện sốt hoặc sụt cân nhanh. Để cải thiện tình trạng này, rất nhiều người đã sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp.
Theo như y học cổ truyền, cây gối hạc là loại dược liệu có tính mát, vị hơi đắng ngọt. Rễ cây thường có 3 màu là trắng, hồng và vàng, được thu hoạch vào mùa đông. Chúng có khả năng giúp kháng viêm, tiêu sưng, sát khuẩn và lưu thông khí huyết. Đặc biệt là rễ cây gối hạc có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức và khó chịu ở phần xương khớp.
Hơn nữa với tính năng làm lưu thông khí huyết, khi người bệnh sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp sẽ giúp máu được cung cấp đầy đủ đến vùng tổn thương. Điều này khiến cho cơn đau được thuyên giảm, xương khớp được nuôi dưỡng và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Ngoài ra, cây gối hạc còn giúp ức chế quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng nhờ vào tính kháng viêm.
Hướng dẫn sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp
Theo các chuyên gia y tế, bệnh thấp khớp được phân chia thành 2 dạng là: Thấp khớp mạn tính và thấp khớp cấp tính. Với mỗi loại bệnh thì cách sử dụng cây gối hạc cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với thấp khớp cấp tính
Dùng cây gối hạc trị thấp khớp cấp tính được thực hiện như sau:
- Cách dùng: Lấy khoảng 16g rễ cây gối hạc, 16g ké đầu ngựa, 8g lá thông, 12g lá cây đơn tướng quân, 10g lá kim ngân, 12g cây đơn đỏ, 12g lá bạc thau đem rửa sạch và để ráo nước. Riêng lá bạc thau, lá cây đơn tướng quân, lá đơn đỏ thì sao vàng lên. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm rồi cho khoảng 600ml nước và đun sôi, lắng cặn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp.
- Liều lượng: Mỗi ấm thuốc sẽ uống trong 1 ngày và chia làm 3 lần, sử dụng trước bữa ăn. Nên kiên trì dùng thuốc trong vòng từ 3-5 ngày để thấy được hiệu quả.
Đối với thấp khớp mạn tính

Nếu dùng cây gối hạc trị thấp khớp mạn tính, bạn cần kết hợp thêm các loại thảo dược khác, cụ thể là:
- Cách dùng: Các nguyên liệu cần chuẩn bị là: 12g rễ cây gối hạc, 16g cử thiên tuế, 8g rễ rung rúc, 12g cây tầm gửi duối, 12g rễ cây bươm bướm, 8g tơ mành, 12g giăng bầu, 12g cây nam đằng rửa thật sạch với nước rồi để ráo. Sau đó cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm và đổ khoảng 600ml, đun sôi hỗn hợp trong khoảng 30p rồi chắt lấy nước cốt.
- Liều lượng: Sau khi để nguội bạn chia thuốc làm 2-3 phần để uống trong 1 ngày vào trước bữa ăn. Một vài ngày sau khi sử dụng bạn sẽ thấy cơn đau và chứng co cứng thuyên giảm đáng kể.
Cây gối hạc chống chỉ định với những đối tượng nào?
Mặc dù là loại dược liệu rất tốt và mang lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng nào cùng phù hợp để sử dụng loại thuốc đông y này. Những đối tượng sau đây không nên dùng cây gối hạc trị thấp khớp:
- Người cao tuổi đang mắc chứng thận yếu.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người đang cho con bú.
- Những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây gối hạc.
Xem thêm:
- Cách bấm huyệt chữa tê tay đúng chuẩn, giảm đau nhức nhanh!
- Bệnh tê tay khám ở đâu? Top bệnh viện uy tín nhất
Trên đây là những phương pháp thông dụng nhất để dùng cây gối hạc trị thấp khớp. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro và có thể mang lại hiệu quả cao thì tốt nhất bạn nên đi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc bạn sẽ thành công trong việc điều trị bệnh thấp khớp với cây gối hạc!