Đĩa đệm là một cơ quan có cấu tạo đặc biệt và đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Cơ quan này giữ vai trò liên kết, nâng đỡ toàn bộ cột sống để phục vụ cho các hoạt động di chuyển, vận động hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích về cấu tạo đĩa đệm cũng như chức năng của đĩa đệm.
Cấu tạo đĩa đệm
Đĩa đệm là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể người. Mỗi người có 23 đĩa đệm. Nó được cấu tạo như một tấm lót giữa các đốt ở cột sống và có cấu tạo hình tròn. Chiều dài của tất cả đĩa đệm cộng lại sẽ bằng ¼ chiều dài cột sống. Tuy nhiên, về lâu dài thì đĩa đệm có thể thu ngắn lại do bị xẹp đĩa đệm, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…

Mỗi đĩa đệm được cấu tạo từ các cơ quan gồm nhân mềm bên trong và vòng xơ bên ngoài:
Bao xơ
Bao xơ là phần bao bên ngoài của đĩa đệm, có cấu tạo hình tròn và bao lại phần nhân mềm ở trung tâm. Thành phần chính để cấu tạo nên bao xơ đó là collagen loại 1, proteoglycan và nước. Bao xơ của đĩa đệm có được cấu tạo rất bền bỉ, có công dụng phân tán lực của nhân bên trong, giúp cột sống di chuyển một cách linh hoạt hơn.
Bao xơ còn đảm nhận một chức năng quan trọng là cản nhanh các ngoại lực có tác động, đảm bảo cho cột sống luôn nằm ở đúng trục, không bị lệch.
Nhân nhầy đĩa đệm
Đĩa đệm có chứa nhân mềm hoặc phần nhân nhầy đĩa đệm ở giữa, bên ngoài được bao lại bằng bao xơ. Phần nhân bên trong cũng được cấu tạo từ các thành phần như proteoglycan, nước và collagen loại 2, nước chiếm 88%. Thành phần proteoglycan bên trong đĩa đệm có thể kết hợp với nước và giải phóng sự đè nén lên đĩa đệm, giảm cơn đau nhức. Bên cạnh đó, một số hoạt chất proteoglycan khác có chức năng giữ đủ lượng nước trong đĩa đệm.
Nhân đĩa đệm có vai trò rất quan trọng là phân tán đều các ngoại lực ảnh hưởng lên cột sống để giảm tình trạng chấn thương. Nhân đĩa đệm còn có nhiệm vụ giúp cột sống vận động một cách dễ dàng, không gây đau nhức và cọ xát.
Nhân nhầy và bao xơ của đĩa đệm có cấu tạo giống hai hình trụ đồng tâm. Cấu trúc này có nhiệm vụ giúp đĩa đệm dính chặt vào phần cột sống bên trên và phía dưới.
Tấm sụn ở cuối cùng
Các tấm sụn ở cuối cùng được hình thành từ các thành phần như collagen, nước, proteoglycan và nước. Vai trò chủ yếu của nó là giúp thân đốt sống, bên ngoài lớp sụn không bị nhân nhầy chèn ép vào. Bên cạnh đó, chúng còn cấu tạo và nhiệm vụ đặc trưng giúp đĩa đệm hạn chế và tránh khỏi tình trạng bị nhiễm khuẩn.
Chức năng của đĩa đệm
Cấu tạo đĩa đệm trong cơ thể con người là rất quan trọng. Đĩa đệm giúp chúng ta di chuyển, đi đứng và làm việc một cách linh hoạt, dễ dàng. Dưới đây là các chức năng quan trọng của đĩa đệm mà bạn có thể tìm hiểu:
Liên kết cột sống
Cột sống được cấu tạo như các đốt xương liên kết với nhau cùng với các đĩa đệm. Kết hợp với đó là các dây chằng, gân cơ và hệ thần kinh để hình thành nên một cột sống hoàn chỉnh, phục vụ chức năng vận động, đi lại.

Chức năng đầu tiên mà rất quan trọng của đĩa đệm đó là liên kết cột sống thành một khối cứng, giúp cột sống linh hoạt vận động, di chuyển và giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Đĩa đệm đóng vai trò như một điểm tựa chắc chắn cho cột sống, giúp cân bằng các ngoại lực tác động vào, giảm xóc, giảm chấn thương.
Tăng cường trao đổi chất
Tăng cường chức năng trao đổi chất ở đĩa đệm sẽ không giống như quá trình trao đổi chất ở các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này, đĩa đệm sẽ có chức năng phân tán các dưỡng chất cần thiết đi qua các màng và các vòng sợi ở quanh đĩa đệm. Từ đó giúp đĩa đệm và hệ thống xương khớp trở nên chắc khỏe, linh hoạt hơn.
Phân tán khả năng tác dụng lực
Khi cơ thể di chuyển, vận động hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, cột sống sẽ chịu tác động của lực bên ngoài. Đĩa đệm sẽ có chức năng là phân phối các lực ảnh hưởng đến cột sống và chịu một phần nhỏ lực tác động để duy trì và bảo vệ cột sống ở mức ổn định, tránh chấn thương.
Chính vì thế, khi làm việc nặng nhọc, chơi thể thao, nhờ có đĩa đệm mà bạn hạn chế được một số chấn thương nặng cho cơ thể. Thông thường, đĩa đệm lưng và ở cổ là hai vị trí chịu tác động nặng nề nhất của ngoại lực. Chính vì thế, đĩa đệm nằm ở hai khu vực này rất dễ bị tổn thương, thoái hóa và mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm:
- Xẹp đĩa đệm là gì? Có chữa được không và chữa bằng cách nào?
- Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?
Thông qua bài viết trên, có thể thấy đĩa đệm giữ nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đĩa đệm có thể bị tổn thương, hao mòn, thoái hóa và không còn duy trì được các chức năng vốn có. Khi nhận thấy đĩa đệm có vấn đề, bạn nên tìm đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm nhất.