Cấu tạo dạ dày người khá phức tạp được tạo thành từ nhiều phần nhỏ khác nhau. Vậy bạn đã hiểu gì về cấu tạo, chức năng của dạ dày trên cơ thể mình? Hãy theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để trang bị cho mình những thông tin hữu ích về dạ dày và biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé!
Vị trí của dạ dày
Dạ dày còn được gọi với tên khác là bao tử. Đây là đoạn bình to nhất của ống tiêu hóa trên cơ thể người và là một tạng trong phúc mạc. Nó nằm ở dưới hoành trái và ở trên tầng kết tràng ngang vùng thượng vị. Phía trên dạ dày liên kết với thực quản thông qua lỗ tâm vị. Ở phía dưới dạ dày nối với tá tràng thông qua lỗ môn vị. Việc hiểu rõ vị trí của dạ dày sẽ giúp chúng ta có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phát hiện cơn đau dạ dày để có biện pháp chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Cấu tạo dạ dày người
Cấu tạo dạ dày người khá phức tạp, nó được cấu tạo bởi các lớp cơ chắc chắn và liên kết với nhiều bộ phận khác trong khoang bụng. Cụ thể, từ trong ra ngoài dạ dày được tạo thành bởi 5 lớp gồm các phần là:
- Tâm vị, thân vị, môn vị
- Thành trước dạ dày, thành sau dạ dày
- Bờ cong vị lớn, bờ cong vị bé
- Động mạch
- Bạch huyết của dạ dày
Các lớp này tạo thành hệ thống chặt chẽ có khả năng co bóp mạnh để nghiền nhỏ và tiêu hóa thức ăn.
Chức năng của dạ dày
Trong dạ dày được bao phủ một lớp niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày và duy trì độ pH ở mức cân bằng để các enzyme tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất. Nhờ vậy, dạ dày có thể thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ là tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Từ các đặc điểm này, dạ dày được biết đến là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa cũng như trên cơ thể con người. Thực hiện 2 chức năng cơ bản là:
- Nghiền, co bóp, nhào trộn thức ăn và thấm dịch vị dạ dày
- Tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể nhờ vào hệ enzyme tiêu hóa có trong dịch vị
Sau khi thức ăn nhai và phân hủy sẽ được đưa xuống ống thực quản và đi xuống dạ dày. Lúc này dạ dày sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiền nhỏ và nhào trộn thức ăn với dịch vụ để dẫn đưa xuống ruột non. Bắt đầu quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã.
Các bệnh thường gặp ở dạ dày
Do dạ dày giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc nghiền nhỏ và tiêu hóa thức ăn nên thường xuyên phải hoạt động với cường độ cao. Cùng với các thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống đã khiến dạ dày rất dễ bị tổn thương. Các bệnh liên quan đến dạ dày thường khởi phát triệu chứng rất nhanh với những biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Một số căn bệnh thường gặp về dạ dày gồm có:
Bệnh đau dạ dày
Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến dạ dày có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Đau dạ dày chủ yếu mắc phải do chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng các thực phẩm cay, nóng, thức ăn chua, thực phẩm lên men,… hoặc lạm dụng các chất kích thích. Nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày, thậm chí là dẫn đến ung thư dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Do cấu tạo dạ dày người khá đặc biệt nên lớp niêm mạc dạ dày rất dễ bị xung huyết, viêm loét bởi acid dịch vị và pepsin kích thích. Tổn thương xuất hiện ở các vị trí khác nhau sẽ có tên gọi y học khác nhau. Ví dụ như: viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, loét hang vị,…Bệnh chủ yếu mắc phải do thói quen ăn uống thất thường, nhiễm khuẩn Hp hoặc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh xảy ra khi thức ăn và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra các biểu hiện như: Đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng,…. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng hẹp thực quản và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Thống kê cho thấy có đến khoảng 14 triệu dân nước ta mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên mọi người không được chủ quan.
Nhiễm khuẩn Hp
Hp là tên gọi tắt của một loại vi khuẩn có tên khoa học là Helicobacter pylori. Chúng thường ký sinh ở lớp màng nhầy của tá tràng hoặc dạ dày. Khi gặp được môi trường thuận lợi hoặc sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu vi khuẩn Hp sẽ bùng phát, lấn át lợi khuẩn và gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở lớp niêm mạc dạ dày.
Ngoài các bệnh lý nêu trên còn có một số căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến dạ dày như: Xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, ung thư dạ dày,…. Có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc hiểu rõ cấu tạo dạ dày người sẽ giúp chúng ta biết cách chăm sóc, bảo vệ dạ dày hiệu quả hơn.
Nội dung bài viết là một số thông tin chia sẻ về cấu tạo dạ dày người. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!