Cấu tạo cột sống như nào? Cột sống là bộ phận giúp nâng đỡ cơ thể và định hình vóc dáng. Đây được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể con người. Vậy, cấu tạo cột sống như thế nào, bao gồm những gì? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Cấu tạo của cột sống
Cột sống hay xương sống là một phần của hệ thống xương trục. Nó có công dụng chính là nâng đỡ cơ thể và định hình vóc dáng. Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, cột sống là đặc điểm chung của những động vật có xương sống.
Cấu tạo cột sống ở người gồm các đốt xương liên kết với nhau bởi đĩa đệm, tạo nên ống sống. Chúng kết hợp với dây chằng nhằm bảo vệ tủy sống. Cột sống ở nữ giới trung bình dài 61cm và ở nam giới là 71cm. Cột sống được chia thành 5 đoạn bao gồm: Cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng, xương cùng và xương cụt.
Cột sống cổ
Cột sống cổ có 7 đốt sống, được gọi tên từ C1 đến C7. Trong đó, C1 gọi là atlas giúp nâng đỡ phần đầu. C2 là trục và C7 gọi là đốt sống cổ nhỏ. Cột sống cổ có đặc điểm là nhỏ, bề ngang rộng, cuống sống và mặt bên đốt sống dính vào nhau.
Hình dạng cột sống cổ có đường cong bị lồi về trước, điểm đầu từ đốt C2 cho đến điểm cuối là đốt sống thứ hai ở ngực. Đường cong này còn được gọi với tên đường cong chúa.
Cột sống ngực
Cột sống ngực bao gồm 12 đốt được tính từ T1 đến T12. Các đốt sống này được phân biệt với các đốt sống khác bởi mặt khớp biên. Nó có tác dụng liên kết phần đầu của xương sườn.
Cột sống ngực cũng có đường cong nhưng lại lõm về trước. Nó bắt đầu ở giữa đốt sống ngực T2 đến giữa đốt T12. Phía sau đường cong ở lồng ngực xuất hiện quá trình tạo gai ở đốt sống T7, còn gọi là kyphotic.
Cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng bao gồm các đốt sống từ L1 đến L5. Các đốt sống tại đây có kích thước khá lớn và rộng ở bề ngang. Chúng không hề có các mặt khớp biên đồng thời không hình thành nên lỗ ngang. Ngoài ra, cột sống thắt lưng còn có mỏm gai với hình dạng chữ nhật và cuống đốt sống khá dày.
Đường cong ở cột sống thắt lưng lồi về phía trước. Ở nam giới, đường cong này không xuất hiện rõ ràng bằng nữ giới. Nó bắt đầu từ giữa đốt sống ngực cho đến phần góc của xương cùng. Đốt L3 đến L5 lồi về trước nhiều hơn đốt L1 và L2. Đường cong này được gọi tên là đường cong chúa tể.
Xương cùng
Xương cùng bao gồm 5 đốt sống từ S1 đến S5 mang tính hợp nhất. Xương cùng này được nối với xương chậu bằng hai khớp cùng. Khác với các vùng cột sống được kể trên, đường cong xương cùng lồi ra sau.
Điểm đầu của nó là khớp xương cùng và điểm cuối là đầu xương cụt. Riêng với phần xương cùng, trọng lực luôn hướng xuống dưới và về phía trước. Nó được hình dung tương tự như đường cong kyphotic.
Xương cụt
Xương cụt có tên khoa học là Coccyx. Nó được hình thành bởi 3 đến 5 đốt sống hợp nhất với hình dạng tam giác. Xương cụt có kích thước khá nhỏ và có xu hướng cong theo phần xương cùng.
Theo tài liệu giải phẫu, các đường cong ở xương cùng và đốt sống ngực (kyphotic) là đường cong chính. Điều này là do chúng hình thành ngay từ trong bào thai. Còn lại, đường cong ở cột sống cổ và thắt lưng được coi là thứ cấp do phát triển sau khi chào đời.
Khi nhìn nghiêng, chúng ta có thể nhận thấy cột sống có hình chữ S với độ cong rất tự nhiên nên nó luôn được giữ ở trạng thái ổn định. Từ đó, cơ thể người có thể giữ trạng thái thăng bằng lúc di chuyển. Ngoài ra, độ cong này còn có công dụng bảo vệ đốt sống tránh được hiện tượng gãy do va chạm.
Chức năng của cột sống
Cột sống được hình thành từ rất sớm. Nó giữ vai trò quan trọng trong hệ thống xương khớp ở người. Các bác sĩ cho biết, cột sống có rất nhiều chức năng, cụ thể như:
- Các đốt sống tại cột sống kết nối với nhau nhằm nâng đỡ cả cơ thể. Nhờ đó, con người có thể đi, đứng, vận động một cách linh hoạt.
- Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, đóng vai trò phân tán các lực được tác động trên cơ thể.
- Cột sống kết hợp với xương sườn và xương chậu tạo nên khung xương vững chắc, là điểm tựa của cơ, giúp các cơ quan trong lồng ngực và ổ bụng được bảo vệ an toàn.
- Các đốt sống cùng dây chằng có công dụng bảo vệ tủy sống, đây là bộ phận quan trọng, quyết định tất cả hoạt động của cơ thể người.
Các bệnh thường gặp ở cột sống
Cột sống thường xuyên phải chống đỡ và chịu đựng sức nặng của cơ thể. Do đó, nó thường xuyên gặp nhiều áp lực trong quá trình cơ thể vận động. Chỉ một vài thói quen xấu cũng có thể khiến cấu trúc của cột sống bị thay đổi, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.
- Thoái hóa cột sống: Đây là hiện tượng các đốt sống bị bào mòn, mật độ xương giảm, chất nhầy không được sản sinh làm gia tăng lực ma sát.
- Gai cột sống: Những mỏm gai sắt nhọn xuất hiện tại các đốt xương được hình thành do sự lắng đọng canxi. Chúng trực tiếp chèn ép dây thần kinh tọa và các vùng lân cận.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng đĩa đệm bị phình to, lồi ra ngoài làm cản trở hoạt động của các bộ phần khác.
- Gù cột sống: Gù là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, kể cả các bạn trẻ. Thói quen đi, đứng, ngồi không thẳng lưng khiến hình dáng cột sống bị thay đổi, dẫn đến thoái hóa sớm.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc tìm hiểu về cấu tạo cột sống. Để ngăn chặn các bệnh lý được nêu ở trên, mỗi chúng ta cần có ý thức phòng tránh bằng cách từ bỏ những thói quen xấu, tăng cường tập luyện và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Chúc các bạn luôn khỏe!