Ho dai dẳng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên mẹ bầu không nên sử dụng thuốc trị ho khi mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vậy, cách trị ho cho bà bầu nào an toàn hiện nay?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở mẹ bầu. Thậm chí các cơn ho này có thể kéo dài dai dẳng khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, lo lắng. Một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ho ở mẹ bầu là:

- Do yếu tố thời tiết: Mỗi khi thời tiết giao mùa như chuyển lạnh hoặc nóng đột ngột có thể khiến mẹ bầu bị ho. Do đó, mẹ bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mùa để phòng ngừa virus, vi khuẩn tấn công cổ họng.
- Hệ miễn dịch yếu: Ở phụ nữ mang thai, sức đề kháng của cơ thể thường không được khỏe như trước đây. Thêm vào đó, mẹ bầu thường có những thay đổi về nội tiết tố trong thời gian mang thai tạo điều kiện để virus và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp gây ho.
- Chứng trào ngược dạ dày: Trong quá trình mang thai, kích thước tử cung của phụ nữ thường lớn hơn nhiều dẫn đến tạo áp lực lên ổ bụng từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược. Acid dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và gây ho.
- Dị ứng: Các cơn ho có thể xuất hiện khi mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như bụi phấn, lông mèo, hóa chất, thức ăn…
- Tiền sử bệnh hen suyễn: Ở những người có tiền sử bệnh hen suyễn thường có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn thông thường.
- Ô nhiễm không khí: Mẹ bầu làm việc hoặc sinh sống ở các khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi và khí gas cũng có thể dẫn đến tình trạng ho, khó thở.
- Các bệnh lý về đường hô hấp: Một số bà bầu xuất hiện các cơn ho do mắc các bệnh lý về hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, viêm xoang…
Bà bầu ho nhiều có sao không? Có ảnh hưởng thai nhi không?
Tình trạng ho ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến. Căn cứ vào nguyên nhân gây ho mà mức độ nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khác nhau. Nếu như mẹ bầu bị ho do các tác nhân môi trường, thời tiết, dị ứng… thì chỉ cần tránh xa các tác nhân gây bệnh và nghỉ ngơi sẽ phục hồi nhanh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, với những bà bầu ho kéo dài, ho do các bệnh lý hoặc tình trạng trào ngược dạ dày lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Một số tác động tiêu cực đến thai nhi ở mẹ bầu bị ho là:
- Thai nhi chậm phát triển: Tình trạng ho ở mẹ bầu gây co thắt vùng ngực khiến mẹ bầu chán ăn, mất ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Kích thích mạnh đến thai nhi: Bà bầu bị ho kéo dài, ho mạnh, ho khan có thể dẫn đến kích thích các cơn gò tử cung khiến mẹ động thai hoặc dọa sinh non.
- Nhiễm trùng thai nhi: Ở những mẹ bầu bị ho do nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến nhiễm trùng thai nhi khiến thai phát triển chậm.
Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất
Mọi dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai cần được tư vấn y khoa để đảm bảo cả mẹ và bé an toàn, khỏe mạnh. Khi mang thai, các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu không nên sử dụng thuốc tây để điều trị ho. Thay vào đó, mẹ bầu có thể tham khảo các cách trị ho từ thảo dược thiên nhiên sau:
Sử dụng gừng trị ho hiệu quả

Gừng là một trong những dược liệu thiên nhiên an toàn và rất tốt cho sức khỏe. Gừng có vị cay nóng giúp giải cảm, ấm bụng và làm dịu cơn ho nhanh cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể thực hiện bài thuốc trị ho từ gừng bằng cách đập dập 2 nhánh gừng tươi đã rửa sạch và cho vào cốc nước sôi khoảng 15 phút. Sau đó, mẹ có thể cho thêm mật ong giúp dễ uống và tốt cho cổ họng.
Tỏi nướng trị ho cho bà bầu
Tỏi có tính ấm, vị cay được ví như một thuốc kháng sinh tự nhiên rất tốt. Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm các bệnh đường hô hấp nhanh như sổ mũi, viêm họng…
Mẹ bầu dùng tỏi nướng giúp làm dịu cổ họng nhanh. Mẹ thực hiện bằng cách chuẩn bị 2 tép tỏi nguyên vỏ, cho vào miếng giấy bạc và nướng trên bếp than hoặc lò vi sóng trong khoảng 20 giây. Sau đó, mẹ nghiền nát tỏi nướng ra và cho thêm nước ấm để uống 2-3 lần/ ngày.
Mật ong hấp lá hẹ
Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng nhanh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm ho hiệu quả. Lá hẹ rất tốt trong việc điều trị ho rát họng. Do đó, bài thuốc từ mật ong và lá hẹ rất tốt cho mẹ bầu trong việc giảm ho, khan tiếng và viêm họng.
Mẹ bầu thực hiện bài thuốc này bằng cách thái nhỏ khoảng 5 lá hẹ và cho vào bát. Tiếp tục, mẹ cho một lượng mật ong ngập lá hẹ và đun cách thủy đến khi lá hẹ nhừ. Sau đó, mẹ bầu ngậm mật ong và lá hẹ để xuống cổ họng từ từ.
Chanh và mật ong
Vitamin C có trong tranh được ví như chất chống oxy hóa tự nhiên, kháng khuẩn và kháng virus rất tốt. Thêm vào đó, chanh bổ sung lượng lớn kali giúp mẹ bầu bài tiết chất độc ra cơ thể tốt. Do đó, mẹ bầu dùng chanh vừa an toàn lại rất tốt cho sức khỏe. Khi bị ho, mẹ bầu nên uống nước chanh pha mật ong khoảng 1-2 lần/ ngày để làm dịu cơn ho nhanh.
Lê chưng đường phèn trị ho
Cả lê và đường phèn đều có tác dụng làm dịu cổ họng nhanh, giúp giảm ho hiệu quả. Mẹ thực hiện bằng cách thái nhỏ lê, trộn với đường phèn và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
Cam nướng
Cam nướng là một trong những bài thuốc dân gian tăng cường sức đề kháng và trị ho hiệu quả cho mẹ bầu. Các hoạt chất trong cam nướng giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý về đường hô hấp, giúp hỗ trợ long đờm khá tốt. Mẹ bầu thực hiện bài thuốc này bằng cách nướng cam trên bếp than hoặc bếp ga, lật liên tục trong 10 phút để vỏ cam không bị cháy sau đó ăn cả quả cam để giúp trị ho.
Xem thêm:
- Cách trị ho bằng gừng muối hiệu quả bất ngờ
- Cách trị ho bằng mật ong đơn giản và rất hiệu quả
Trên đây là những lưu ý về cách trị ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình mang thai, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin tổng hợp, hạn chế tác nhân gây bệnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên. Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!