Các cách trị đau lưng tại nhà bằng các thảo dược quen thuộc thường được áp dụng trong các trường hợp đau lưng mức độ nhẹ. Những bài thuốc này giúp hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan, thận nên được áp dụng khá phổ biến. Dưới đây là một số cách trị đau lưng bằng phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả mọi người nên biết.
Cách trị đau lưng tại nhà
Thay vì việc sử dụng thuốc Tây y để chữa đau lưng, bạn có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc dân gian từ các vị dược liệu thảo mộc tự nhiên. Thảo dược điều trị bệnh theo phương pháp dân gian vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa an toàn, lành tính. Vì vậy, người bệnh hiếm khi gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là 5 các trị đau lưng tại nhà bằng các vị thảo dược quen thuộc dễ tìm kiếm và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa đau lưng bằng quả dứa
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả dứa có chứa rất nhiều thành phần bromelain. Đây là một loại enzyme protein rất tốt đối với hệ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm đau và đẩy lùi tình trạng sưng viêm. Vì vậy, dứa trở thành một bài thuốc dân gian rất quen thuộc trong các biện pháp trị đau lưng tại nhà.
Cách 1: Nước ép dứa
Để áp dụng cách trị đau lưng bằng dứa đơn giản và hiệu quả nhất, người ta thường sơ chế dứa để ép lấy nước cốt. Người bệnh cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dứa chín: 1 quả cỡ vừa
- Cà rốt: 7 củ
- Cần tây: 5 nhánh
- Chanh tươi: 1/2 quả
Cách thực hiện:
- Gọt sạch vỏ dứa rồi cắt bỏ hết mắt dứa
- Thái quả dứa thành các lát mỏng
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó sơ chế thành từng miếng vừa ăn
- Cần tây cắt bỏ gốc, rửa sạch. Tiếp đến, bạn ngâm cần tây khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng. Cuối cùng vớt nguyên liệu ra ngoài, cắt thành từng khúc cỡ 5cm, để ráo nước
- Chanh vắt lấy nước cốt, gạn bỏ hạt
- Trút tất cả các nguyên liệu vào máy ép, ép lấy nước cốt
- Trộn đều nước cốt chanh vào nước ép nguyên liệu
- Dùng nước cốt dứa uống trực tiếp
- Mỗi ngày áp dụng bài thuốc 2 lần, mỗi lần 1 cốc khoảng 300ml
- Kiên trì thực hiện từ 15 – 20 ngày để bài thuốc sớm phát huy tác dụng
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 cốc nước thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Phụ nữ mang thai những tháng đầu không nên áp dụng bài thuốc này bởi dứa có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Cách 2: Ăn salad dứa
Ăn salad dứa vừa có tác dụng chữa đau lưng, vừa là một món ăn khai vị giàu giá trị dinh dưỡng trong thực đơn hàng hàng. Sự kết hợp linh hoạt giữa quả dứa và các loại rau xanh khác còn cung cấp cho cơ thể nguồn chất xơ dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, huyết áp.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Xà lách xoăn: 2 cây cỡ vừa
- Cà chua bi: 100g
- Ớt chuông đỏ: 1 quả cỡ vừa
- Bông súp lơ: 100g
- Dứa tươi chín: 200g
- Gia vị: Muối, dầu oliu, phô mai,…
Các bước thực hiện:
- Người bệnh đem sơ chế sạch các loại rau, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Tiếp đến bạn vớt nguyên liệu ra để ráo rồi thái thành từng miếng cỡ vừa
- Cà chua bi, ớt chuông, bông súp lơ rửa sạch, cắt nhỏ
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu cùng phô mai, tiêu, muối và dầu oliu cho vừa miệng.
- Ăn trực tiếp salad dứa khi chế biến xong.
- Áp dụng bài thuốc 3 – 4 lần/tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Chữa đau lưng cây xấu hổ
Tưởng chừng như chỉ là một loại thảo mộc vô dụng mọc hoang ven đường. Thế nhưng ít ai biết rằng cây xấu hổ lại có tác dụng diệu kỳ trong việc chữa đau lưng. Nó chính là một trong những dược liệu quý và rất quen thuộc trong các bài thuốc Nam của người Việt.
Theo Đông y, loại thảo mộc này có tính hơi hàn, hơi se, vị ngọt. Nhờ vậy, nó có tác dụng tốt trong việc an thần, thư giãn thần kinh, làm dịu phản ứng viêm, giảm đau, lợi tiểu và hạ áp hiệu quả.
Do đó, khi gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay hay đau mỏi lưng, người ta thường lấy cây xấu hổ để sơ chế thành bài thuốc chữa bệnh an toàn ngay tại nhà.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc:
Cách 1: Uống nước rễ cây xấu hổ
- Người bệnh lấy 30g rễ cây xấu hổ, thái thành từng lát mỏng, tẩm đều với 20ml rượu rồi sao vàng nguyên liệu đến khi thơm thì tắt bếp.
- Đổ nguyên liệu vào ấm, sắc với 400ml nước đến khi lượng nước còn lại 100ml thì dừng lại.
- Chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau, uống thành 2 lần mỗi ngày.
- Kiên trì uống nước rễ cây xấu hổ trong vòng 20 ngày, các triệu chứng viêm, tê bại chân tay và đau nhức lưng sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách 2: Nấu cao rễ cây xấu hổ
- Người bệnh lấy 1kg rễ cây xấu hổ, rửa sạch rồi để ráo
- Cô nguyên liệu với 500ml nước cho đến khi thành cao lỏng thì tắt bếp
- Bảo quản cao rễ cây xấu hổ trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần
- Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê nguyên liệu, pha với 15ml rượu trắng để uống trực tiếp
- Áp dụng bài thuốc mỗi ngày 2 lần, sau 14 ngày bài thuốc sẽ mang lại những tác dụng tích cực trong việc chữa đau lưng.
Chữa đau lưng bằng lá trầu không
Từ ngàn đời xưa, lá trầu đã là một vị thảo dược rất quen thuộc trong lễ cưới hỏi, trong những mâm lễ ngày Rằm, ngày Tết. Ngoài ra, lá trầu không còn là một vị thuốc quý trong dân gian, mang lại rất nhiều tác dụng tốt trong việc giảm đau, kháng viêm, sát trùng, làm lành vết thương.
Nguyên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá trầu có chứa rất nhiều chất xơ, protein béo, canxi, thiamin, muối khoáng và vitamin C. Đây là những thành phần dinh dưỡng rất hữu ích trong việc điều trị chứng đau lưng, nhức mỏi, thoái hóa xương khớp.
Chính vì vậy, lá trầu không là một trong những dược liệu không thể bỏ qua trong những cách trị đau lưng theo phương pháp dân gian.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người ta thường dùng lá trầu không chữa bệnh theo những cách sau:
Cách 1: Đắp lá trầu không
- Người bệnh rửa sạch 10 lá trầu không tươi, để ráo nước
- Hơ nguyên liệu trên bếp cho đến khi nóng lên rồi đắp lên các vị trí bị đau nhức
- Mỗi lần thực hiện khoảng 15 phút, áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày để sớm đạt được tác dụng như mong muốn.
Cách 2: Xoa bóp nước cốt lá trầu không
- Rửa sạch 8 – 10 lá trầu không tươi, để ráo
- Xay nhuyễn lá trầu không, lọc lấy nước cốt
- Trộn nước cốt lá trầu với 10ml dầu dừa rồi xoa bóp lên vùng lưng bị đau nhức
- Áp dụng bài thuốc đều đặn ngày 2 lần, sau 15 ngày, triệu chứng đau lưng sẽ được cải thiện đáng kể.
Chữa đau lưng bằng đinh lăng
Đinh lăng không chỉ là một loại cây cảnh quen thuộc với người dân Việt Nam mà nó còn là loại dược liệu rất quý trong Đông y.
Trong Đông y, đinh lăng được biết đến là thảo dược có tính bình, có tác dụng mát gan, giải độc, tiêu viêm. Chủ trị điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là tình trạng đau lưng.
Ngoài ra, y học hiện đại còn cho biết, trong đinh lăng có chứa rất nhiều saponin, vitamin nhóm B, C cùng hơn 20 loại acid amin khác. Nhờ vậy, loại thảo mộc này giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức bền cho cơ thể, củng cố chức năng xương khớp. Đồng thời giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, giúp giảm đau hiệu quả.
Cách 1: Uống nước rễ đinh lăng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30g rễ đinh lăng khô
- 2 lít nước lọc
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch rễ đinh lăng rồi ngâm khoảng 15 phút. Tiếp đến bạn vớt nguyên liệu ra ngoài, để ráo
- Đổ nguyên liệu vào chảo, sao vàng
- Cho rễ đinh lăng vào ấm sắc với 2 lít nước đến khi còn lại 1/2 thì tắt bếp
- Sử dụng nước đinh lăng uống thay nước lọc hàng ngày.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc liên tục trong 20 ngày, người bệnh sẽ nhận được những tín hiệu tích cực từ bài thuốc mang lại.
Cách 2: Kết hợp đinh lăng cùng các dược liệu khác
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Rễ đinh lăng: 12g
- Cây cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, thiên niên kiện, cỏ xước: Mỗi vị 8g
- Vỏ quýt, quế chi: Mỗi loại 4g
Hướng dẫn thực hiện:
- Đổ tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với 1000ml nước đến khi nước thuốc còn lại 1/2 thì tắt bếp
- Người bệnh uống trực tiếp nước thuốc khi còn ấm
- Kiên trì thực hiện đều đặn bài thuốc trong vòng 15 ngày, tình trạng đau lưng sẽ dần được đẩy lùi.
Chữa đau lưng bằng gừng tươi
Trong số các bài thuốc trị đau lưng từ thảo mộc dân gian không thể bỏ qua gừng tươi. Bởi đây là một loại dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, giảm đau, kháng viêm một cách an toàn.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng khẳng định rằng hợp chất flavonoids, curumin và gingerol trong gừng tươi cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm rất tốt.
Ngoài ra, những thành phần này còn có công dụng tuyệt vời trong việc sửa chữa tổn thương sụn khớp, tái tạo tế bào, củng cố chức năng hệ vận động. Từ đó giúp người bệnh vận động, làm việc hiệu quả, dễ chịu hơn.
Cách 1: Cách trị đau lưng mẹo đắp gừng tươi
Đây là một trong những cách làm rất đơn giản mà hiệu quả cao được dân gian áp dụng rất phổ biến. Các bước thực hiện như sau:
- Người bệnh rửa sạch một củ gừng tươi, để ráo
- Cho nguyên liệu vào cối giã nhuyễn
- Trải một miếng vải sạch mỏng hoặc một chiếc khăn xô lên vị trí lưng bị đau
- Đổ gừng đã giã nhuyễn lên trên. Để nguyên trong vòng 15 phút sau đó gỡ bỏ nguyên liệu
- Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn, sau 15 – 20 ngày, chứng đau lưng sẽ được cải thiện đáng kể
Cách 2: Rượu gừng chữa đau lưng
Rượu gừng chữa đau lưng là cách quen thuộc được rất nhiều người cao tuổi áp dụng. Chỉ cần thực hiện một lần và bảo quản nơi thoáng mát, bạn có thể sử dụng bài thuốc bất kể khi nào phù hợp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh cạo sạch 1kg gừng tươi, rửa sạch rồi để ráo
- Đập dập nguyên liệu, sau đó đổ vào bình thủy tinh sạch, dung tích trên 3 lít
- Tiếp tục đổ 2 lít rượu trắng nồng độ cồn 40 độ vào bình để ngâm gừng trong khoảng 5 ngày là có thể sử dụng
- Bảo quản nguyên liệu nơi sạch sẽ, thoáng mát.
- Mỗi ngày, người bệnh lấy 15ml rượu gừng xoa bóp, massage vị trí lưng bị đau nhức.
- Sau 10 – 15 ngày tình trạng đau nhức lưng sẽ dần được cải thiện.
Một số lưu ý khi trị đau lưng bằng bài thuốc dân gian
Chữa đau lưng bằng bài thuốc dân gian mang lại rất nhiều ưu điểm như: Các nguyên liệu của bài thuốc đều rất lành tính, dễ sử dụng, chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng,…. Vì vậy, từ xa xưa đến nay, trị đau lưng bằng thảo mộc dân gian vẫn được nhiều người tin tưởng áp dụng.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công cách chữa bệnh này, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Các bài thuốc điều trị đau lưng bằng mẹo dân gian chủ yếu phát huy tác dụng tốt với các trường hợp tổn thương mức độ nhẹ. Nếu bạn bị đau mức mức độ nghiêm trọng thì nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị bằng phương pháp khác phù hợp hơn.
- Hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy, bạn không nên quá kỳ vọng vào cách điều trị này.
- Thảo dược dân gian thường chậm phát huy tác dụng hơn so với thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc ít nhất 10 ngày mới bắt đầu nhận được tác dụng từ dược liệu mang lại.
- Cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của mình.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em cần thận trọng khi áp dụng bài thuốc.
- Trong quá trình thực hiện, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì bất thường cần ngưng áp dụng ngay. Sau đó thăm khám y tế để được xử lý kịp thời.
- Nếu áp dụng bài thuốc đều đặn một thời gian dài mà tình trạng bệnh không được cải thiện thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị bằng biện pháp khác hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách trị đau lưng bằng các bài thuốc dân gian tại nhà. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!