Các khớp xương kêu lục cục có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc phải một số bệnh xương khớp. Trong các trường hợp thì triệu chứng này cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, để an tâm thì bạn cũng nên tìm đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn. Trước hết bạn cần biết khớp xương kêu lục cục nguyên nhân do đâu và các phòng ngừa như thế nào.
Nguyên nhân các khớp xương kêu lục cục
Các khớp xương kêu lục cục là vấn đề xương khớp mà nhiều người khá thắc mắc. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị hạn chế vận động, đi lại và không thể thực hiện các hoạt động như thường ngày. Theo các chuyên gia, hiện tượng này cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao tiến triển của bệnh.

Khớp xương kêu lục cục có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau.
- Tổn thương sụn khớp: Bề mặt xương khớp có một lớp bao quanh đó là sụn khớp. Sụn khớp có tác dụng giúp tăng độ đàn hồi và giúp xương di chuyển dễ dàng hơn. Khi sụn khớp bị tổn thương, viêm nhiễm thì các khớp xương sẽ phát ra tiếng kêu lục cục.
- Căng dây chằng: Tình trạng căng dây chằng ở thường xuyên xảy ra khi vận động quá sức. Lúc này, khớp xương có thể phát ra những âm thanh nhỏ như tiếng lách cách, lạo xạo.
- Bọt khí: Không khí ứ đọng lại xung quanh khớp có thể tạo nên các bong bóng nhỏ trong dịch khớp. Khi vận động, các bong bóng này có thể vỡ ra và phát ra âm thanh. Đây là tình trạng rất bình thường, có thể tự khỏi mà người bệnh không cần chữa trị.
- Chấn thương: Khi làm việc, chơi thể thao quá sức có thể gây ra chấn thương. Điều này sẽ làm tổn thương sụn khớp và các bộ phận xung quanh khớp. Chẳng hạn như mắc phải tình trạng rách sụn chêm, hội chứng xương bánh chè…
- Viêm khớp: Viêm khớp là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này sẽ khiến các khớp bị viêm nhiễm và gây ra các tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi vận động khớp. Người bệnh có thể đối mặt với các triệu chứng đi kèm như đau nhức, sưng viêm khớp, co cứng khớp.
- Gai xương: Các khớp hình thành các gai xương cũng là nguyên nhân khiến khớp kêu lục cục. Các gai xương này có thể cọ sát vào nhau và gây nên các cơn đau nhức, sưng đỏ ở khớp rất khó chịu.
- Phẫu thuật: Sau khi thực hiện các phẫu thuật chỉnh hình ở khớp, các khớp có thể bị mất ổn định, phát ra âm thanh lục cục. Chẳng hạn như phẫu thuật thay khớp mới, thay khớp giả thì phải cần thời gian để cơ thể thích nghi ổn định. Ban đầu, khớp chưa thích nghi được nên có thể phát ra âm thanh lục cục.
Cách phòng ngừa khớp kêu lục cục
Như đã nói, các khớp kêu lục cục có thể là tình trạng không nguy hiểm quá mức và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi khớp đau nhức bất thường, tình trạng kêu cục cục càng nhiều và ảnh hưởng đến vận động thì người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh các khớp gối kêu lục cục và phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
Tập luyện thể dục

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là phương pháp giúp bạn giảm bớt các cơn đau nhức xương khớp và hỗ trợ phục hồi xương khớp. Đồng thời, các bài tập thể thao lành mạnh sẽ giảm sự căng cứng của xương khớp, tăng tính linh hoạt, đàn hồi và giúp bạn có một hệ thống xương khớp chắc khỏe.
Theo đó, người bị bệnh xương khớp nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao vừa sức, không được tập quá mức vì có thể khiến các cơn đau nhức nhiều hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đi bộ, yoga hoặc tập luyện các bài tập dưới nước.
Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi
Khi bị các bệnh xương khớp, bạn không nên cố gắng đi lại, vận động quá nhiều mà cần dành thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức. Bạn nên hạn chế vận động ở các khớp bị đau, khớp phát ra tiếng kêu lục cục.
Bên cạnh đó, bạn nên ngủ đủ giấc để giảm các cơn đau xương khớp. Dù biết là rất khó ngủ nhưng bạn cũng cần cố gắng ngủ để hạn chế đau nhức, mệt mỏi.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống xương khớp. Nếu bạn biết cách xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp thì sẽ giảm được các bệnh lý về xương khớp.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống quá mức gây tăng cân béo phì, xương khớp phải chịu một áp lực lớn để nâng đỡ cơ thể thì xương khớp rất dễ bị tổn thương, nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu ăn uống thiếu chất thì không đủ chất dinh dưỡng đi nuôi xương khớp. Từ đó khiến chúng dễ bị thoái hóa, bệnh tật.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một phương pháp rất hiệu quả giúp giảm đau nhức, sưng viêm xương khớp. Bạn có thể chườm lạnh vào các khớp kêu lục cục để thúc đẩy lưu thông máu và chất dinh dưỡng đều đặn để nuôi dưỡng xương khớp và giảm đau nhức. Bạn có thể chườm lạnh 1 – 2 lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng 15 – 20 phút để làm giãn nở mao mạch, hạn chế co cứng khớp. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm tổn thương, viêm nhiễm ở khớp và cải thiện khả năng đi lại, vận động.
Uống thuốc và thăm khám định kỳ
Bạn có thể đi thăm khám xương khớp định kỳ, đặc biệt là người lớn tuổi để phát hiện kịp thời các bệnh lý xương khớp tiềm ẩn. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và kê toa thuốc điều trị nếu mắc phải các bệnh xương khớp.
Khi có triệu chứng các khớp xương kêu lục cục, bạn cũng nên đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
Các khớp xương kêu lục cục là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy xương khớp bị chấn thương hoặc mắc phải bệnh lý nào đó. Lúc này, người bệnh cần theo dõi quá trình tiến triển của bệnh và thăm khám sớm nhất.