Bị gai cột sống có nên đi bộ không, chạy bộ không nhận được nhiều ý kiến trái chiều trên các hội nhóm, diễn đàn mạng. Cụ thể, có người cho rằng việc đi bộ nhiều sẽ tốt cho xương khớp tuy nhiên có người lại cho rằng những người bị gai cột sống nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Vậy đâu mới là ý kiến đúng?
Bị gai cột sống có nên đi bộ không?
Gai cột sống là một bệnh lý xương khớp phổ biến gặp ở nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt là người cao tuổi, người mang vác nặng, ít vận động. Bởi xương của những đối tượng này bị thoái hóa, suy giảm chức năng…
Không ít người đặt ra thắc mắc bị gai cột sống có nên đi bộ không? Thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh việc luyện tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ sẽ giúp cải thiện rất tốt vấn đề gai cột sống. Do đó, đi bộ hoàn toàn tốt cho những người mắc phải căn bệnh này.
Việc đi bộ giúp người bệnh: giảm nguy cơ loãng xương, hỗ trợ xương khớp tăng độ đàn hồi, dẻo dai, kiểm soát cân nặng hợp lý, tốt cho cấu trúc cột sống…
Tuy nhiên, để việc đi bộ chữa gai cột sống đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi: Bao gồm xoay cổ chân, cổ tay, vặn mình, đầu gối… trong khoảng 5 phút. Sau đó, người bệnh nên đi khoảng 30 phút với tốc độ từ chậm đến tăng dần.
- Chú ý tư thế khi đi bộ: Hãy giữ thẳng lưng và đầu. Ngoài ra trong quá trình đi, người bệnh nên hướng mặt về phía trước, thả lỏng 2 tay tự nhiên, chú ý bước 2 chân song song.
- Tập hít thở: Trong quá trình đi bộ, người bệnh chú ý hít sâu và thở đều đặn. Hít bằng mũi và thở bằng miệng để điều hòa hơi thở, tránh mất sức.
Bị gai cột sống có nên chạy bộ không?
Những người bị gai cột sống được khuyên nên chạy bộ để cải thiện tình trạng bệnh, tăng cường vận động cho cơ thể.
Bởi việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích tốt như:
- Giảm cảm giác đau nhức: Chạy bộ giúp hỗ trợ giảm cảm giác dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép từ đó giảm các cơn đau và cảm giác đau nhức cho người bệnh. Chạy bộ thường xuyên còn giúp tăng sự khỏe khoắn, giảm đau nhức khớp…
- Giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn: Chạy bộ giúp phần cột sống và các khớp cử động nhiều hơn, tăng sự chịu đựng của xương khớp, giảm triệu chứng co cứng.
- Tuy nhiên, chú ý độ tuổi và mức độ bệnh để quyết định có nên chạy bộ hay không. Cụ thể, phương pháp này tốt cho người trẻ, người mới có các biểu hiện đau nhức do gai cột sống. Đối với người trên 75 tuổi và người có mức độ bệnh nặng cần hạn chế chạy.
Ngoài ra, trong quá trình chạy bộ cần chú ý những lưu ý sau để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Nên chạy với mức độ từ chậm đến nhanh. Khi mới bắt đầu, người bệnh không nên thực hiện quá sức mà cần hoạt động hàng ngày, tăng dần cường độ.
- Trước khi thực hiện chạy bộ, người bệnh cần chú ý khởi động kỹ cơ thể trong khoảng 10 phút. Bao gồm các động tác khởi động như xoay cổ, xoay cẳng tay, xoay hông, xoay đầu gối, xoay cổ chân…
- Chạy bộ cần nhẹ nhàng theo sức khỏe của bản thân. Người bệnh không nên quá gắng sức có thể làm tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chú ý quá trình chạy bộ cần tuân thủ đúng kỹ thuật như: đầu và lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, tay và hai vai thả lỏng, chân di chuyển đều.
- Chú ý nhịp thở đều, nhẹ nhàng, hít ra thở vào điều độ.
- Trước khi chạy người bệnh không nên ăn quá no, chỉ ăn nhẹ nhàng.
- Trong quá trình chạy chú ý chọn quần áo thấm hút mồ hôi, thoáng mát để tạo cảm giác thoải mái nhất.
Nhìn chung, câu trả lời cho vấn đề bị gai cột sống có nên đi bộ hay chạy bộ không là có. Tuy nhiên, người bệnh cần luyện tập theo sức lực, không nên quá gắng sức. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý trong việc sử dụng thuốc và các phương pháp hỗ trợ điều trị khác.