Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Người bị bệnh phong thấp cũng không là ngoại lệ. Vậy bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Vấn đề này sẽ được nói tới trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh phong thấp kiêng ăn gì?
Phong thấp là bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Cụm từ này dùng để chỉ nói về các bệnh xương khớp thường gặp như: như loãng xương, viêm khớp hay thoái hóa các khớp….
Bệnh phong thấp đang có xu hướng gia tăng và gặp ở nhiều lứa tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh là tình trạng đau nhức các khớp trên cơ thể, tình trạng này tái phát nhiều lần. Lâu dần, bệnh gây biến dạng các khớp, giảm chức năng khớp và có khả năng gây bại liệt.

Bệnh khó phát hiện do thường phát triển âm thầm. Đặc biệt bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và sẽ đi theo người bệnh suốt đời. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm bớt các cơn đau, phục hồi một phần chức năng xương khớp để hỗ trợ các hoạt động, sinh hoạt của người bệnh.
Bên cạnh đó hiệu quả của quá trình điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh, cách điều trị và chế độ dinh dưỡng.
Vậy người bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị? Các nghiên cứu đã được tiến hành và thấy rằng, một số thực phẩm không tốt cho người bị phong thấp, nên được hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh đó là:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo như dầu, mỡ
Cần hạn chế tối đa các thực phẩm đóng gói sẵn, đồ hộp hay các món đồ chiên rán. Hàm lượng chất béo trong các thực phẩm này rất cao, là nguyên nhân kích thích các quá trình viêm ở các ổ khớp. Khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, sưng và tấy đỏ tại vị trí viêm.
Thực phẩm nhiều đạm
Thay vì sử dụng các loại thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, thịt lợn,….người bị phong thấp nên ăn các loại thịt trắng như thịt cá, thịt gà.
Đạm đi vào cơ thể, trải qua các quá trình chuyển hóa sẽ biến thành các chất không tốt cho khớp xương. Chưa kể đến, việc ăn quá nhiều đạm khiến bạn dễ mắc bệnh gout. Bệnh này gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.
Tuy nhiên đạm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người, bạn nên ăn với lượng vừa phải, thích hợp chứ không nên loại bỏ hoàn toàn.
Nội tạng động vật
Ngoài việc chứa nhiều đạm và nhiều chất béo, nội tạng động vật còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Hậu quả là người bệnh dễ bị loãng xương, các khớp bị suy yếu gây ra các bệnh phong thấp. Khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Loại bỏ các thực phẩm giàu tinh bột có Gluten
Sự có mặt của tinh bột trong cơ thể sẽ làm tình trạng sưng đau của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vì vậy hãy loại bỏ các chế phẩm giàu tinh bột có chứa Gluten như khoai tây, lúa mì, nước ngọt, chất tạo ngọt.
Đồ ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường
Các loại bánh ngọt, nước ngọt, kẹo, bánh….luôn là các món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên với hàm lượng đường quá cao các thực phẩm này sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến các khớp.
Lượng đường trong máu tăng khi chuyển hóa các sản phẩm thúc đẩy các phản ứng viêm ở các khớp. Khiến các cơn đau nhức xuất hiện nhiều hơn kèm theo cảm giác nóng rát.
Chất kích thích
Rượu bia và các đồ uống có cồn, chất kích thích không tốt cho sức khỏe là điều ai cũng biết. Đặc biệt đối với người bị phong thấp.
Các loại đồ uống này có chứa nhiều Purin – tiền thân sản xuất là axit uric, axit chính dẫn đến bệnh gout. Axit uric lắng đọng tại các khớp gây ra tình trạng khô cứng, xơ hóa khớp khiến bệnh phong thấp ở người bệnh trở nên nặng hơn.
Người bị phong thấp nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm cần kiêng, bạn đọc cũng có thể lưu lại một số thực phẩm rất tốt cho bệnh phong thấp đó là:

- Thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao: Trứng, các chế phẩm từ sữa: sữa chua, sữa tươi, phô mai….giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương, bổ sung canxi cho xương.
- Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa: trà xanh, các loại hạt, việt quất, rau cải bó xôi… giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa khớp theo độ tuổi.
- Thực phẩm giàu vitamin: Hoa quả, rau xanh sẽ cung cấp cho cơ thể các vitamin và dưỡng chất cần thiết. Giúp tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho người bệnh.
Xem thêm:
- Thấp Khớp Hoàn có tốt không? Thành phần, sử dụng, giá bao nhiêu
- Thấp khớp Nam Dược: công dụng, cách dùng và giá bao nhiêu
Việc xây dựng cho bản thân một thực đơn phù hợp về dinh dưỡng và tốt cho quá trình điều trị bệnh là điều mà các bác sĩ chuyên khoa luôn đưa ra khi điều trị. Hãy tham khảo nội dung bài viết trên để có thể xây dựng cho mình thực đơn khoa học nhất bạn nhé.
Bạn đã biết bệnh phong thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Chúc bạn đọc sẽ lên được cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các thực phẩm mà vẫn tốt cho sức khỏe, giúp đẩy lùi, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp.