Theo y học cổ truyền, bấm huyệt chữa đau dạ dày có tác dụng giảm nhanh các cơn tức bụng, đau bụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị bệnh nhân cần tiến hành bấm đúng huyệt đạo và đúng cách. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về phương pháp trị bệnh này nhé.
Bấm huyệt chữa đau dạ dày có thực sự hiệu quả?
Trong Đông y, bệnh đau dạ dày còn có tên là “vị quản thống”. Cơn đau có thể xuất hiện do thói quen sinh hoạt, khẩu phần ăn uống không lành mạnh dẫn đến ngưng trệ khí huyết ở Tỳ và Vị. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm chức năng của hệ tiêu hóa và dạ dày bị suy giảm, dẫn đến tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn.

Để giải quyết vấn đề này, bác sỹ sẽ dùng đầu ngón tay bấm vào vị trí huyệt đạo có liên quan tới hệ tiêu hóa trên cơ thể. Kỹ thuật này giúp thông kinh hoạt lạc, giải phóng khí trệ, giải trừ phong thấp, khí huyết lưu thông và tăng cường đào thải độc tố. Sau khi giải độc, phá uất bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và giảm đau nhanh chóng.
Mặc dù có công dụng cải thiện cơn đau tốt nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, cơn đau dữ dội thì cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau dạ dày
Bấm huyệt chữa đau dạ dày là liệu pháp hiệu quả với khả năng giảm đau nhanh. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng đúng kỹ thuật thì mới có tác dụng trị bệnh. Nếu không, phương pháp có thể không đem lại tác dụng gì, thậm chí kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Sau đây là một số kỹ thuật bấm huyệt bạn có thể tham khảo.
Bấm tại huyệt Cự khuyết
- Huyệt đạo này nằm giữa buồng tim, trên đường thẳng ngay giữa bụng, cách rốn về phía trên 6 thốn.
- Cách bấm huyệt: Day ấn vào vị trí huyệt đạo bằng đầu ngón cái liên tục khoảng 1 phút sau đó thả ra. Thực hiện lặp lại liên tục như vậy khoảng 5 lần, mỗi ngày áp dụng từ 1 đến 2 lần.
- Công dụng: Nhanh chóng cải thiện cơn đau, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột như tiết quá nhiều dịch vị dạ dày, hẹp thực quản, co thắt dạ dày.
Bấm tại huyệt Trung quản
- Huyệt Trung quản nằm chính giữa bụng, phía trên rốn chừng 4 thốn.
- Cách bấm huyệt: Bấm mạnh vào vị trí huyệt đạo bằng đầu ngón tay cái trong khoảng 30 giây sau đó bỏ ra.
- Công dụng: Cải thiện cơn đau nhanh chóng nhờ gây cảm giác tê trong dạ dày.
Day bấm tại huyệt Thượng quản
- Vị trí của huyệt đạo này nằm trên rốn khoảng 5 thốn và cách huyệt Cự khuyết khoảng 1 thốn về phía dưới.
- Cách bấm huyệt: Ấn và day tại vị trí huyệt liên tục trong 1 phút bằng lực của ngón tay cái, thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Kiên trì áp dụng từ 10 đến 15 ngày, bệnh dạ dày và các cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt.
- Công dụng: Cải thiện nhanh cơn đau do bệnh dạ dày gây ra, loại bỏ triệu chứng buồn nôn, tức bụng, sôi bụng.
Bấm tại huyệt Thiên xu
- Huyệt Thiên xu nằm ở vị trí ngang với rốn và cách rốn khoảng 2 thốn về phía bên phải.
- Cách bấm huyệt: Day và bấm huyệt bằng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ trong khoảng 2 phút rồi dừng lại.
- Công dụng: Cải thiện nhanh chóng cơn đau gây ra bởi bệnh dạ dày và hỗ trợ điều trị một số bệnh về tiêu hóa như tắc ruột, táo bón, tiêu chảy.
Lưu ý không nên thực hiện bấm huyệt khi đang đói bụng hoặc đã ăn quá no. Biện pháp này chỉ thích hợp với bệnh nhân mới bị bệnh và bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Bấm huyệt giúp làm giảm triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm:
- Nha đam chữa dạ dày có tốt không? Bất ngờ với công dụng
- Quả sung chữa bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Trên đây là một số phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Thực hiện bấm đúng huyệt và đúng cách theo hướng dẫn trên sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.