Phụ nữ mang thai thường xuất hiện những thay đổi cơ thể đáng kể. Có không ít bà bầu bị tê tay trong quá trình mang thai. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là gì và cách chữa như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Triệu chứng tê tay ở bà bầu
Triệu chứng tê tay ở bà bầu thường khởi phát nhẹ nhàng. Lúc này, bà bầu sẽ cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, tê vùng cánh tay… Tuy nhiên, để lâu dài bà bầu sẽ đối mặt với các triệu chứng như: mất cảm giác ở tay, đau nhức dữ dội…

Triệu chứng tê tay ở bà bầu có thể gặp ngay cả trong lúc ngủ, ở một bên tay hoặc cả hai bên. Với trường hợp tê tay nặng, bà bầu còn kèm theo các triệu chứng như nóng ran đầu ngón tay, tê nhức bàn tay… Các triệu chứng này sẽ biểu hiện rõ nhất ở những tháng cuối thai kỳ.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay
Bà bầu bị tê tay là một triệu chứng tương đối phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
Sự lớn lên của thai nhi
Khi thai to hơn ở những tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến chèn ép lên các mạch máu khiến bà bầu gặp khó khăn khi lưu thông máu đến các chi. Do đó, tuần hoàn máu kém khiến bà bầu bị tê, nhức mỏi tay chân.
Huyết áp thấp
Những bà bầu bị huyết áp thấp cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Lúc này lượng máu không được cung cấp đến các mô ở tay thời gian dài sẽ khiến bà bầu bị tê tay, ngứa rát ngón tay.
Khớp dịch chuyển
Theo các chuyên gia y tế, trong quá trình mang thai bà bầu sẽ sản xuất ra một số hormone nới lỏng các khớp là relaxin. Hormone này giúp mở rộng xương chậu tuy nhiên có thể tác động đến các khớp khác trong cơ thể mẹ bầu khiến mẹ có các triệu chứng về xương khớp trong đó có tê tay.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tê tay ở bà bầu. Hội chứng này xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng trong mô ở cổ tay. Lúc này, thai phụ sẽ cảm thấy tê tay, ngứa ran, giảm khả năng cầm nắm hơn bình thường.
Hội chứng ống cổ tay thường gặp nhất khi mẹ bầu thừa cân, mang đa thai, vận động quá mức. Những nguyên nhân này gây áp lực lên vai, cánh tay và xương sườn.
Do thiếu magie và canxi
Thiếu các dưỡng chất trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu. Đồng thời, thiếu magie và canxi có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến xương khớp khiến bà bầu bị tê tay, chuột rút trong quá trình mang thai.
Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không?
Tê nhức tay là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong quá trình mang thai. Thông thường, triệu chứng này không cần điều trị mà bà bầu sẽ tự hết sau một khoảng thời gian hoặc sau khi sinh em bé.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng này ngày càng nặng khiến mẹ bầu bị mất ngủ, mệt mỏi sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, nó cũng đến từ các nguyên nhân bệnh lý, thiếu dưỡng chất nguy hiểm. Do đó, khi các triệu chứng kéo dài, bà bầu cần đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Cách chữa tê tay ở bà bầu
Chứng tê tay sẽ khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu, thức giấc giữa đêm và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Do đó, bà bầu bị tê tay nên chú ý những điều sau:
Thay đổi tư thế khi ngồi, đứng, ngủ
Việc giữ một tư thế quá lâu có thể khiến bà bầu bị nhức mỏi. Đồng thời, trong quá trình ngủ, bà bầu nên đặt hai tay cao hơn thân mình sẽ giúp cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, trong quá trình ngủ bà bầu không nên dùng tay để kê đầu hay nằm đè lên phần tay.
Vật lý trị liệu chữa tê tay
Các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp giảm nhanh chứng đau nhức tay ở bà bầu. Bạn có thể thực hiện bằng cách tay phải nắm cổ tay trái và xoa bóp theo vòng tròn và ngược lại để giảm tích tụ chất lỏng. Ngoài ra, châm cứu và bấm huyệt theo các bác sĩ chuyên khoa cũng là cách an toàn giúp giảm đau nhanh cho bà bầu.
Bổ sung vitamin nhóm B

Thiếu vitamin nhóm B có thể khiến bà bầu hoạt động tay chân chậm chạp hơn, tê nhức tay chân. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B để giúp hỗ trợ hoạt động của tay. Một số thực phẩm giàu vitamin B mẹ bầu nên bổ sung là: cá hồi, gan, trứng, sữa, thịt bò, các loại đậu…
Bổ sung canxi
Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến xương khớp nói chung và phần tay nói riêng. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ cần bổ sung lượng canxi lớn hơn thông thường. Một số loại thực phẩm giàu canxi, tốt cho mẹ bầu là: Sữa, tôm, trứng, các loại hải sản… Nếu thực phẩm không đủ, mẹ bầu nên bổ sung thêm viên uống canxi theo chỉ định bác sĩ trong quá trình mang thai.
Tập luyện thể dục
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Một số môn thể dục tốt cho mẹ bầu là: đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, bơi lội… Thói quen tập thể dục còn giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn, quá trình mang thai an toàn hơn.
Ngâm tay vào nước ấm
Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách ngâm tay vào nước ấm chứa tinh dầu hoa cúc hoặc hoa lavender. Đồng thời trong quá trình ngâm tay, mẹ bầu nên kết hợp massage tay để giúp giảm nhanh các cơn đau nhức ở tay.
Xem thêm:
- Đau khớp ngón tay trỏ là bị bệnh gì? Xem ngay
- Đầu ngón tay bị đau như kim châm là bệnh gì?
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bà bầu bị tê tay. Nhìn chung, đây là một chứng bệnh khá phổ biến, mẹ bầu cần chủ động khi gặp để giảm khó chịu trong suốt quá trình mang thai. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!