Bà bầu bị ho có đờm là một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai, nguyên nhân là do sức đề kháng bị giảm khiến cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh. Bà bầu ho có đờm có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng ho có đờm. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bà bầu bị ho có đờm đặc có sao không?
Việc bị cảm lạnh, ho, cảm cúm,… trong thời gian mang thai là vấn đề thường gặp ở bất cứ phụ nữ mang thai nào. Chính các bệnh này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu ho có đờm. Việc có đờm khi ho sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, ngứa cổ, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho có đờm:
- Hormone thay đổi: Việc tăng estrogen trong thời gian mang thai sẽ làm chất nhầy bị sản sinh nhiều, điều này là nguyên nhân gây ra đờm tích tụ ở cổ, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
- Do cảm lạnh: Dịch nhầy ở mũi khi bị cảm cúm sẽ chảy xuống họng, khi này vi khuẩn sẽ tấn công cổ họng gây nên tích tụ đờm.
- Do dị ứng: Đờm còn có thể xuất hiện khi mẹ bầu bị dị ứng, đi kèm sổ mũi, nghẹt mũi,…
Thông thường tình trạng có đờm ở bà bầu không quá nguy hiểm, khi bị nặng sẽ có biểu hiện đờm sẽ chuyển thành vàng, xanh. Khi này bà bầu cần có phương pháp điều trị thích hợp vì nếu để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng hoặc cách bệnh khác nặng hơn, khiến bà bầu mệt mỏi, khó chịu.
Cách trị ho có đờm cho bà bầu
Khi mang bầu, đa số mẹ bầu thường rất sợ việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Không phải trường hợp nào cũng cần phải sử dụng thuốc, bà bầu có thể chọn các loại thuốc có ngay trong tự nhiên để điều trị bệnh. Các phương thuốc này thường đơn giản, an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao.
Một số bài thuốc đơn giản, dễ làm có thể thực hiện ngay tại nhà:
- Sử dụng hành tây và đường: Chọn một củ hành tây, đem băm nhuyễn, trộn cùng 50gr đường, để qua đêm. Sau một đêm đường sẽ biến phần hành thành một hỗn hợp đặc sệt như mứt. Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp này để trị ho mà không cần nấu chín hay sơ chế. Mỗi 2h mẹ sẽ ăn một thìa nhỏ cà phê. Bài thuốc này sẽ giúp mẹ giảm ho và đờm hiệu quả, tuy nhiên nếu có tiền sự bệnh tiểu đường hoặc đang bị nghén thì không nên sử dụng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.
- Dầu khuynh diệp: Nếu không thể ăn hay uống vì đang trong giai đoạn nôn nghén, mà có thể sử dụng dầu khuynh diệp. Chỉ cần cho vài giọt vào trong nước tắm, sau đó ngâm mình thêm trong khi tắm, đồng thời xoa dầu khuynh diệp vào gan bàn chân trước khi ngủ. Cách làm này cũng sẽ giúp mẹ mau khỏe, từ đó giúp giảm đờm hiệu quả.
- Sử dụng bột nghệ: Hòa tan một muỗng bột nghệ vào cốc nước ấm và uống từ từ. Nếu không có bột nghệ, mẹ có thể sử dụng nghệ tươi, giã nát và cho vào cốc nước ấm. Củ nghệ mang lại
- Tỏi pha nước ấm: Tỏi là một chất có tác dụng giải cảm rất tốt, nếu trong trường hợp bị cảm dẫn đến ho có đờm, mẹ có thể sử dụng 2-3 nhánh tỏi, đem đập dập sau đó cho vào nước nóng, để nguội và uống nước pha tỏi để giảm tình trạng ho đờm.
- Tỏi chưng mật ong: Sự kết hợp tỏi và mật ong sẽ giúp đẩy lùi tình trạng ho có đờm, đồng thời giúp bà bầu dễ chịu. Chỉ cần lấy vài nhánh tỏi, băm nhỏ sau đó cho vào mật ong trộn đều và ăn hàng ngày. Nếu không ăn được đặc mẹ có thể hòa hỗn hợp vào nước ấm và sử dụng.
- Quất hấp đường phèn: Sử dụng 4-5 quả quất cho vào chén, sau đó thêm 2 muỗng cà phê đường phèn đem hấp hoặc chưng cách thủy.
- Lá hẹ hấp đường phèn: Sử dụng một ít lá hẹ, rửa sạch sau đó vò nát, đem hấp cùng đường phèn và uống hàng ngày.
- Sử dụng siro húng chanh: Húng chanh được biết đến là một loại cây giúp điều trị ho hiệu quả. Sử dụng húng chanh nấu siro sẽ giúp giảm tình trạng ho và có đờm ở bà bầu.
Lưu ý khi bà bầu bị ho có đờm
Bên cạnh các bài thuốc giúp làm giảm tình trạng ho có đờm, bà bầu bị ho có đờm cần lưu ý những điểm sau:
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ có thể mang đến những hiệu quả nghiêm trọng. Khi bị nặng hoặc quá khó chịu, bà bầu nên đến những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn và kê đơn theo tình trạng bệnh.
- Nghỉ ngơi điều độ: Bà bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc nơi đông người, nên kết hợp súc miệng nước muối đồng thời theo dõi tình trạng bệnh để tránh biến chứng.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Khi bị ốm, cơ thể sẽ có hệ đề kháng và miễn dịch kém, khi này bà bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời phải có chế độ ăn hợp lý.
- Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, từ đó giảm khó chịu, hạn chế ngứa họng. Bà bầu có thể uống nước lọc, nước hoa quả, nước hầm canh,… đều có thể giúp làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
- Ngâm chân nước ấm với gừng: Việc sử dụng gừng cùng nước ấm cũng sẽ giúp làm tăng cường hệ đề kháng giúp bà bầu nhanh chóng khỏi bệnh.
- Đi khám bác sĩ khi bệnh trở nên nghiêm trọng: Khi cảm thấy quá mệt hoặc đau rát cổ, ho ra nhiều đờm, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ, từ đó có được phương thức điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm
- Trẻ bị ho có đờm phải làm sao? Cách giảm đờm nhanh nhất
Bà bầu bị ho có đờm là tình trạng rất phổ biến khi mang thai, việc ho có đờm không nguy hiểm nhưng kéo dài lâu ngày có thể khiến bà bầu mệt mỏi, kém ăn. Chính vì vậy việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm là rất cần thiết. Hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết bạn đọc sẽ nhanh chóng điều trị khỏi tình trạng ho có đờm khi mang thai.